Những huyễn hoặc từ "thung lũng mất tích" | |
Bên ánh lửa bập bùng giữa màn đêm đại ngàn, tiếng già làng cứ như từ xưa vọng về. | (24h) - Từ trụ sở xã Mường Hoong nhìn lên, thung lũng Ngọc Rêu lọt thỏm giữa hai vách núi cao sừng sững. Để đến được đó những toán thợ săn giỏi nhất ở Mường Hoong chỉ mất chừng nửa ngày đường. |
Nhưng oái oăm thay, Những câu chuyện ly kỳ vốn được từ bao đời nay đã khiến thung lũng Ngọc Rêu dần trở nên huyền bí và hoang vắng. Rừng già bí ẩn Một ngày cuối tháng 2, bằng sự giúp đỡ của A Vui và A Liếc, hai thanh niên trai tráng thôn Tân Túc, chúng tôi quyết định lên đường trong tâm trạng rất hứng thú. Con đường dẫn vào thung lũng chỉ kịp băng qua cánh đồng ruộng bậc thang chừng 5 phút, sau đó là lạc lối hẳn trong những thảm rừng già của đại ngàn Trường Sơn. Dốc dựng đứng, càng tiến vào sâu đường càng hẹp với nhiều khe suối chắn ngang. Đi chưa hết một giờ thì sự rờn rợn của rừng già bắt đầu xuất hiện sau gáy. Cái cảm giác “bồng bềnh, bồng bềnh” dưới chân khi băng qua thảm rừng đầy lá mục khiến nhiều người chùn bước. A Liếc, người dẫn đường, quyết định dừng nghỉ chân sau khi đã trèo lên một cuội đá lớn trơ trọi giữa rừng. Ngồi chênh vênh trên tảng đá, A Liếc quay sang nhắc nhở: “Thấy dưới chân bập bênh thì phải đi thật nhanh hoặc tìm cách bước trên đá hay thân gỗ, nếu không sẽ bị lún xuống mà chết dần dưới đó”. Lời nhắc nhở của A Liếc khiến chúng tôi liên tưởng những vũng sình ma quái ở tận rừng sâu Amazon. Những câu chuyện ly kỳ ở thung lũng này đã không kìm nổi sự tò mò của bất cứ ai. (Ảnh minh hoạ) A Liếc là dân bản địa, rành đường như lòng bàn tay, vậy mà trong một lần đi tìm sâm anh còn bị lạc, phải mất một ngày trời mới về đến nhà. Theo lời của Liếc, phía trên đỉnh Ngọc Rêu có một chiếc cổng bằng đá núi, cạnh đó có một gốc mía rất lớn. Không biết có tự bao giờ nhưng cổng đá này rêu phủ xanh rì, quanh năm ẩm ướt còn gốc mía thì nhiều cây và rất ngọt. Đã có không ít thợ rừng khi đi ngang qua đây vì quá khát nước nên bẻ mía rừng ăn. Kết cục họ không thể tìm được đường về nhà. “Gặp chuyện đó thì phải nhớ là âm thầm ăn cho bằng hết gốc mía. Nếu không sẽ mãi mãi ở trên núi. Thần núi dạy. Ngàn đời nay vẫn vậy”, A Vui chậm rãi nói. Câu chuyện về gốc mía rừng thực hư thế nào chưa biết nhưng khiến chúng tôi càng thêm háo hức. Đồng hồ chỉ gần 11 giờ trưa vậy mà cả khu rừng vẫn âm u, thi thoảng một vài tiếng xào xạc của thú đi ăn làm cả đoàn giật mình. Đang cố tìm cách tiến sâu thêm hơn nữa vào bên trong thì bất ngờ một trận gió lốc nổi lên xoáy hút tất cả vào giữa thung lũng. Không ai bảo ai, tất cả co cụm lại, rồi gió mỗi lúc một mạnh dần. Chừng 5 phút sau, từng đợt mưa rừng bất ngờ xối xuống ngay giữa trưa. Mưa trút nước, rồi trời tối sầm lại trong chớp mắt. Vẻ mặt đầy lo ngại, A Liếc quay lại nói với cả đoàn: “Gặp phải mưa rừng rồi, về thôi, kẻo không tìm được đường về đâu”. Đồng hồ chỉ gần 11 giờ trưa vậy mà cả khu rừng vẫn âm u, thi thoảng một vài tiếng xào xạc của thú đi ăn làm cả đoàn giật mình. (Ảnh minh hoạ) Đem câu chuyện về trận mưa rừng kỳ lạ ngay giữa ban trưa kể cho già làng A Dớt, nghe xong A Dớt phán: “Vậy là thần núi không muốn người lạ vào rừng rồi. Muốn vào rừng phải cúng gà cúng rượu. Còn không sẽ gặp gió mưa rồi lạc đường mà chết. Đã có biết bao nhiêu thợ săn chết vì lạc đường...”. Cái chết của “người rừng” A Xang Thôn Tu Chiêu A của già làng A Mướt nằm chênh vênh bên vách núi Ngọc Rêu xanh thẳm. Đêm, bên bếp lửa bập bùng, già làng A Mướt tay run run nâng chén rượu lên ngang mặt, trong khi mắt mở to trừng trừng nhìn về phía ô cửa sổ. Bên ngoài trời tối đen như mực. Đặt chén rượu xuống sàn nhà, khà một tiếng thật lớn, già A Mướt thủng thẳng kể lại cho cả lũ làng lẫn khách nghe câu chuyện kỳ lạ mà chính ông tận mắt chứng kiến ở thung lũng Ngọc Rêu. “A Xang, chồng Y Lang, là thợ săn giỏi nhất làng Đắk Bể. Hắn bắt thú rừng giỏi nên bị con ma rừng trừng phạt!” - A Mướt nói như phán. Đường vào thung lũng Ngọc Rêu - Ảnh: Đ.Nam Nhấp chén rượu cay, A Mướt kể tiếp: “Mùa hè của mấy chục năm về trước, như mọi buổi sáng, A Xang mang giáo mác, cung tên và thuốc độc lấy từ nhựa cây vào rừng săn thú. Hắn đi từ sáng đến chiều vẫn không về. Sáng mai cũng không thấy, rồi nhiều ngày sau biệt tăm. Y Lang nghĩ chắc hắn đi thăm bà con ở làng xa. Rồi cả làng Đắk Bể kéo nhau lên núi tìm A Xang nhưng chẳng thấy. Y Lang một mình khăn gói vượt rừng nửa tháng trời về làng cũ hỏi thăm bà con nhưng chưa ai từng gặp A Xang. Thì ra hắn đã sống trong thung lũng Ngọc Rêu một mình. Hắn ăn con chuột, con dơi, con rắn hay bất kỳ con thú nào mà hắn bắt được. Tối hắn qua đêm trong hốc cây, hang đá... cứ thế ba năm sau hắn mới về nhà”. A Mướt kể khi về nhà A Xang trở nên lầm lì, ngày qua ngày không nói với ai câu nào. Lũ làng kéo đến thăm A Xang đều tránh mặt. Trên người không mảnh vải che thân, rêu bám toàn thân xanh rì chỉ chừa hai hốc mắt trắng lồ lộ. Ở nhà đúng sáu ngày, rồi một đêm mưa gió A Xang tay cầm giáo tìm cách quay lại rừng xanh. Lẫn trong tiếng tí tách của ngọn lửa, ánh mắt già A Mướt ngây dại hẳn. (Ảnh minh hoạ) A Bươi, em trai A Mướt, tiếp lời: “Một thời gian sau con trai A Xang vào rẫy chè của gia đình, bất ngờ nhìn thấy xác cha nằm chết cứng tự bao giờ. Lũ làng tính chuyện lên mang xác về chôn. Tôi cản. Vì A Xang đã thuộc về rừng núi khi còn sống. Đến lúc chết hãy trả ông ấy về rừng!”. Bây giờ mộ A Xang vẫn còn ở rẫy chè cạnh làng. Từ đó rẫy chè trên đồi cao của gia đình A Xang không còn ai dám đặt chân đến. Không ai biết nguyên nhân cái chết bí ẩn của “người rừng” A Xang, nhưng người dân làng Đắk Bể cho rằng “chính con ma đã bắt A Xang làm người rừng như một sự trừng phạt”. Bên ngoài sương khuya rơi ướt đẫm lá cây. Câu chuyện về A Xang đã làm bữa rượu chùng xuống. Những đứa trẻ trố mắt nhìn người lớn rồi co ro bên bếp lửa. Còn những phụ nữ tìm cách xích lại gần hơn bên đống lửa trong gian bếp giữa nhà. A Pa, con trai A Mướt, thò tay kéo sập các cửa sổ đóng kín gian nhà. Lẫn trong tiếng tí tách của ngọn lửa, ánh mắt già A Mướt ngây dại hẳn. Hình như cái chết của “chiến binh” A Xang trở thành nỗi ám ảnh quá lớn đối với thế hệ của A Mướt và người dân các bản làng dưới chân núi Ngọc Linh. |