Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Đi tìm lợn ỉ trước nguy cơ tuyệt chủng

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gà_Con

Gà_Con
 Bronze Medal

Đi tìm lợn ỉ trước nguy cơ tuyệt chủng LA33611_4_58_23 Một
trong số không nhiều lợn ỉ mẹ còn sót lại (ảnh: Đông Quang)



Con lợn ỉ đã gần gũi từ bao đời với người dân Việt Nam. Nó gắn bó
không chỉ trong cuộc sống thường nhật, mà còn là hình mẫu trong tâm
linh, nghệ thuật. Trong dòng tranh dân gian truyền thống, hình ảnh con
lợn ỉ với đàn con đuề huề không hề xa lạ với bất cứ ai. Bây giờ, hình
ảnh mẹ con đàn lợn đi kiếm ăn gần như chỉ còn lại trong tranh cổ dân
gian…


Giống lợn
truyền thống


Theo tài liệu của Cục chăn nuôi (Bộ
NN-PTNT) thì giống lợn ỉ có nguồn gốc từ lợn ỉ mỡ ở vùng Nam Định. Qua
một thời gian dài giống lợn ỉ này lai tạp cho đến sau này thì định hình
thành hai loại hình lợn ỉ chính là ỉ mỡ và ỉ pha.

Nòi lợn ỉ mỡ được dân ta gọi là ỉ mỡ, ỉ
nhăn hay ỉ bọ hung. Nòi ỉ pha được gọi là ỉ pha, ỉ bột pha, ỉ sống
bương. Lợn ỉ có thịt tỉ lệ nạc ít mỡ nhiều (với 36% nạc và 54% mỡ), nuôi
một năm chỉ có thể đạt trọng lượng 40-50kg (trong khi lợn thịt nuôi
thông thường 6 tháng đã đạt 70-80kg).

Trước những năm 1970 lợn ỉ được nuôi phổ
biến ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa, sau đó lợn ỉ dần thu hẹp
về số lượng vì không đem lại lợi ích kinh tế cao như lợn Móng Cái và
một số vật nuôi khác. Cho đến những năm gần đây thì lợn ỉ gần như không
còn được nuôi nữa. Lợn ỉ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.



Trong
tương lai, hình ảnh đàn lợn con múp míp, ngộ nghĩnh thế này sẽ chỉ còn
lại trong những bức tranh dân
gian
(ảnh: Đông Quang)


Cách đây gần 10 năm, kĩ sư Nguyễn Như
Cương thuộc Trường đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) và các cộng sự đã phát
hiện một số bà con ở một số xã vùng biển huyện Hoằng Hóa còn nuôi giống
lợn ỉ.

Sau này Trường ĐH Hồng Đức, Viện Chăn
nuôi xuống vận động và kết hợp với các hộ dân thực hiện chương trình bảo
tồn, phát triển giống lợn quí hiếm này. Nhưng, số lượng lợn ỉ vẫn ngày
một giảm đi.

Năm 2001 đến 2003 có 50 con lợn giống
cái, 4 con giống đực. Gần đây chỉ còn khoảng 30 con giống kể cả cái và
đực.

Nỗ lực của các nhà khoa học như kĩ sư
Cương vẫn không ngừng, nhưng vì lợn ỉ là giống vật nuôi không đem lại
hiệu quả kinh tế, nuôi chậm lớn, không có đầu ra,… nên việc người dân
không nuôi giống lợn truyền thống này là điều dễ hiểu.

Nơi duy nhất còn nuôi lợn ỉ

Nói “địa phương duy nhất” vì ngoài Viện
Chăn nuôi ra thì Hoằng Hóa là nơi còn nuôi và có lợn ỉ giống duy nhất
trên cả nước. Tôi đến Phòng nông nghiệp huyện hỏi thăm về thông tin, các
cán bộ ở phòng này cho biết “không quan tâm” vì một số hộ dân nuôi lợn ỉ
hợp tác với Đại học Hồng Đức, không thông qua huyện.

Trong khi hỏi thăm một cán bộ ở phòng
này tỏ ra khá ngạc nhiên vì “lâu lắm rồi mới có người hỏi về giống lợn
này”. Mà không chỉ riêng anh cán bộ nông nghiệp huyện, ngay cả vị Chủ
tịch hội Cựu chiến binh xã Hoằng Lộc khi tôi hỏi cũng ngạc nhiên.

Ông kể: lâu lắm rồi, dễ đến 10 năm gia
đình ông đã bỏ nuôi con vật này rồi. Ông sực nhớ ra và bảo tôi thử hỏi
ông Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã xem, nhưng cũng không gì hơn ngoài nụ
cười “nhà tôi cũng bỏ nuôi rồi”.

Cuối cùng tôi cũng được hướng dẫn xuống
xã Hoằng Thái tìm gặp một “hộ mẫu” nuôi giống lợn quí hiếm này.

Đó là gia đình anh Lê Minh Loan và chị
Nguyễn Thị Toàn (đội 4, xã Hoằng Thái). Cả hai vợ chồng đều làm công tác
thú y của xã. Chính từ thuận lợi này mà kĩ sư Cương và cộng sự đã chọn
họ để phối hợp thực hiện việc bảo tồn giống lợn ỉ.

Hai vợ chồng này đồng thời cũng là “hạt
nhân” đứng ra vận động một số hộ khác cùng nuôi lợn ỉ. “Nhưng một số hộ
cũng bỏ nuôi gần hết rồi. Hiện trong xã ngoài chuồng nuôi nhà tôi ra
cũng chỉ còn 6 con giống và một ổ con 10 con. Các nhà có “máu mặt” nuôi
lợn ỉ như anh Khánh, anh Cương cũng đang nản chuẩn bị bỏ”.-anh Loan giãi
bày.



Chị
Toàn: "Nhà tôi bây giờ cũng không muốn nuôi lợn ỉ nữa (ảnh: Đông Quang)


Hiện trong khu chăn nuôi nhà anh Loan có
1 lợn ỉ mẹ và một đàn lợn con. Anh cho biết đàn lợn con này có 8 con
cái, 1 con đực. Đàn lợn này đang được nuôi để đưa đi gây giống ngoài Hải
Phòng.

Mỗi lứa lợn đẻ gia đình anh được hỗ trợ
từ chương trình của Trường ĐH Hồng Đức 300.000đ, nếu lợn đẻ là con cái
thì sẽ được bao tiêu với giá cao hơn lợn đực 2 lần.

Giống lợn ỉ con này hiện được các nhà
hàng lớn trên thành phố Thanh Hóa, các “đại gia” rất ưa chuộng, “chỉ
nhấc máy điện thoại lên là có người đến ngay tận nhà lấy”. Nhưng nếu
nuôi theo thị trường thì không ổn, vì nhiều người cũng không để ý là có
giống lợn ỉ nữa.

Nhiều người lùng tìm mua lợn ỉ vì thịt
lợn ỉ hiếm, thơm ngon và sạch...

Lứa lợn nhà anh Loan nuôi hiện tại là
lợn nuôi trong chương trình của dự án nên phải “bỏ lại” cho dự án.
Chị Toàn, cho biết: “Nhà tôi bây giờ
cũng không muốn nuôi nữa. Trước đây hợp đồng với chương trình chúng tôi
nuôi và sẽ được chương trình thu lại với giá 27.000đ/1 kg lợn hơi. Nhưng
bây giờ giá lợn thịt thường cũng đã 37.000đ/1 kg hơi, rồi giá cám, thức
ăn cho lợn đều tăng,… trong khi chúng tôi vẫn phải để lại cho chương
trình với giá như cũ. Nhà tôi phải nuôi lợn thịt mới bù đắp nổi cho đàn
lợn ỉ bảo tồn này…”.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết