Chú
voi Ma mút Lyuba tại Bảo tàng The Field, bang Chicago.
Sau 42.000 năm, một chú voi Ma mút con sống ở Kỷ Băng hà bị chôn vùi
dưới bùn lầy đã lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng Mỹ tại Bảo tàng
The Field, bang Chicago.
Các nhà khoa học cho
biết, chú voi Ma mút con được gọi là Lyuba được bảo quản trong tình
trạng nguyên vẹn. Chú voi được một người chăn tuần lộc phát hiện ở khu
vực vùng sâu vùng xa Yamal-Nenets, miền bắc Siberia năm 2007 và được đặt
theo tên của vợ người đàn ông chăn tuần lộc này.
“Tình trạng
nguyên vẹn của chú voi cho phép bạn hình dung tốt hơn về quá khứ. Điều
quan trọng là Lyuba đã cho chúng tôi những câu trả lời về nhiều điều mà
chúng tôi thắc mắc trong quá trình nghiên cứu về sinh vật học”, Dan
Fisher, nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Tổng hợp Michigan nói.
Lyuba
làm một món quà cho các nhà khoa học. Họ đã chụp cắt lớp, xét nghiệm
ADN của Lyuba để nghiên cứu. Lyuba dài 1,14m và nặng 42 kg và nếu trưởng
thành, Lyuba có thể cao 2,4 m và nặng 3 đến 4 tấn.
Chú voi Ma mút Lyuba tại Bảo
tàng The Field,
bang Chicago.
Các nhà khoa học đã tìm hiểu bên
trong dạ dày của Lyuba và phát hiện thấy sữa của voi mẹ. Theo họ, Lyuba
được khoảng 1 tháng tuổi khi chết. Ngoài ra, các chất lưu lại trên ngà,
răng cũng cho các nhà khoa học biết chi tiết về chế độ ăn uống, môi
trường cũng như sức khỏe của chú voi.
Các nhà khoa học cho biết
thêm, sở dĩ Lyuba được bảo quản trong tình trạng nguyên vẹn nhờ nằm sâu
dưới lớp băng dày hàng nghìn năm. Hơn nữa, cơ thể của Lyuba còn được
ngâm trong một loại acid lactic do vi khuẩn trong tự nhiên sinh ra.
Các
nhà khoa học gọi Lyuba là “mẫu vật độc nhất” và vô cùng có giá trị với
các nhà nghiên cứu sinh vật học trên khắp thế giới. Giá trị thực sự của
chú voi con này là có thể giúp các nhà khoa học đưa con người tiến gần
hơn tới lịch sử loài người, lịch sử của hệ thống khí hậu trái đất và sự
biến đổi khí hậu.
voi Ma mút Lyuba tại Bảo tàng The Field, bang Chicago.
Sau 42.000 năm, một chú voi Ma mút con sống ở Kỷ Băng hà bị chôn vùi
dưới bùn lầy đã lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng Mỹ tại Bảo tàng
The Field, bang Chicago.
Các nhà khoa học cho
biết, chú voi Ma mút con được gọi là Lyuba được bảo quản trong tình
trạng nguyên vẹn. Chú voi được một người chăn tuần lộc phát hiện ở khu
vực vùng sâu vùng xa Yamal-Nenets, miền bắc Siberia năm 2007 và được đặt
theo tên của vợ người đàn ông chăn tuần lộc này.
“Tình trạng
nguyên vẹn của chú voi cho phép bạn hình dung tốt hơn về quá khứ. Điều
quan trọng là Lyuba đã cho chúng tôi những câu trả lời về nhiều điều mà
chúng tôi thắc mắc trong quá trình nghiên cứu về sinh vật học”, Dan
Fisher, nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Tổng hợp Michigan nói.
Lyuba
làm một món quà cho các nhà khoa học. Họ đã chụp cắt lớp, xét nghiệm
ADN của Lyuba để nghiên cứu. Lyuba dài 1,14m và nặng 42 kg và nếu trưởng
thành, Lyuba có thể cao 2,4 m và nặng 3 đến 4 tấn.
Chú voi Ma mút Lyuba tại Bảo
tàng The Field,
bang Chicago.
Các nhà khoa học đã tìm hiểu bên
trong dạ dày của Lyuba và phát hiện thấy sữa của voi mẹ. Theo họ, Lyuba
được khoảng 1 tháng tuổi khi chết. Ngoài ra, các chất lưu lại trên ngà,
răng cũng cho các nhà khoa học biết chi tiết về chế độ ăn uống, môi
trường cũng như sức khỏe của chú voi.
Các nhà khoa học cho biết
thêm, sở dĩ Lyuba được bảo quản trong tình trạng nguyên vẹn nhờ nằm sâu
dưới lớp băng dày hàng nghìn năm. Hơn nữa, cơ thể của Lyuba còn được
ngâm trong một loại acid lactic do vi khuẩn trong tự nhiên sinh ra.
Các
nhà khoa học gọi Lyuba là “mẫu vật độc nhất” và vô cùng có giá trị với
các nhà nghiên cứu sinh vật học trên khắp thế giới. Giá trị thực sự của
chú voi con này là có thể giúp các nhà khoa học đưa con người tiến gần
hơn tới lịch sử loài người, lịch sử của hệ thống khí hậu trái đất và sự
biến đổi khí hậu.