Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Mối lương duyên của loài cây “mở cõi”

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gà_Con

Gà_Con
 Bronze Medal

Từng
đặt chân đến nhiều vùng địa đầu Tổ quốc như Rừng Dương (Móng Cái), Hà
Khẩu (Lào Cai), Lũng Cú (Hà Giang), Tịnh Biên (An Giang)…nhưng chưa nơi
nào, tôi có cảm giác như đến với Đất Mũi (Cà Mau).


Bởi nơi đây, tôi được đắm mình trong sự giao thoa của biển và rừng, được chứng kiến mùa Xuân không bao giờ kết thúc.

Đường sông "xóc" hơn đường bộ
5h sáng một ngày cuối Thu 2008, tôi có mặt tại bến
tàu phường 7, TP Cà Mau đón chuyến tàu cao tốc sớm nhất đi Đất Mũi,
thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách TP Cà Mau chừng 120km. Mặc dù
còn ghế trống, nhưng đúng 5h15, lơ tàu tháo dây neo và bác tài công kéo
một hồi còi dài rời bến.

Mối lương duyên của loài cây “mở cõi” Datmui1

Phố nối đất mũi với hàng cột phơi lưới trước nhà.


Để tiện quan sát, tôi đổi chỗ cho một cô gái ngồi ở
hàng ghế cuối. Vừa ngồi xuống, người thanh niên ngồi cạnh liền hỏi: "Bộ
không say hả?". Tôi chưa kịp trả lời, anh nói tiếp: "Ngồi cuối lát ói
ra mật à nghen!".

Chẳng cần đợi đến "lát nữa", tàu rời bến được chừng
10 phút tôi đã nôn nao bởi những cú xóc liên tiếp như ô tô gặp "ổ voi"
và những cú "tắc" của tài công mỗi lần ghé vào đón khách, khiến tàu
đang chạy nhanh bỗng khựng lại và quay đầu, một bên như nghiêng hẳn
xuống nước.
Chừng 30 phút sau, tàu ra khỏi thành phố Cà Mau
cũng lúc mặt trời ló dạng. Những khu phố mặt sông dần lùi lại, nhường
chỗ cho màu xanh bạt ngàn của dừa nước mọc kín đôi bờ. Thỉnh thoảng,
xuất hiện một vài ngôi nhà lợp tôn hoặc bằng lá dừa nước. Sát mép sông,
những chiếc "gara" của thuyền tam bản, hoặc ca nô nhỏ được nâng lên
khỏi mặt nước bởi hệ thống dây thừng...

Mối lương duyên của loài cây “mở cõi” Datmui2

Mạnh mẽ cây đước.


Càng đi, lòng sông như rộng ra. Tàu chạy nhanh hơn,
thỉnh thoảng lại nhảy chồm chồm vì sóng nước mỗi khi gặp tàu ngược
chiều. Lúc này, có lẽ do háo hức nên tôi nhanh chóng vượt qua cảm giác
khó chịu ban đầu, phần lớn hành khách dường như "ngấm" những "ổ voi",
cú "tắc", nên không khí ồn ào ban đầu dần biến mất, thay vào đó là
tiếng máy chạy đều đều, tiếng sóng ì oạp vỗ thân tàu. Cảnh sắc và cuộc
sống nơi đây vừa hoang sơ, vừa huyền ảo khiến tôi như trôi về quá khứ
của thủa cha ông "mang gươm đi mở nước".

Đang đắm chìm trong cảnh sông nước khoáng đạt, tôi
bị kéo trở về thực tại khi lơ tàu hô to: "Năm Căn, Năm Căn - Cô bác
chuẩn bị". Chợt nhớ, thị trấn này là nơi kết thúc của Quốc lộ 1A, tôi
lên bờ thuê xe ôm tìm đến điểm cuối của con đường thiên lý Bắc Nam.

Tại đây, con đường dường như "thấm mệt" sau khi rong
ruổi hơn 2000km, nên lòng đường hình như nhỏ lại. Mặc dù 2301 là cột
mốc cuối cùng, nhưng nó vẫn cố chạy thêm khoảng 300m, đến ngã 3 Bưu
điện thị trấn mới chịu dừng hẳn. Với tôi, đây là một trong những khoảnh
khắc may mắn trong cuộc đời làm báo, bởi năm 2003, tôi được ôm cột mốc
khởi đầu tại Cửa khẩu Hữu Nghị ở Lạng Sơn, nay được chứng kiến điểm kết
thúc…

Miền đất sinh sôi
12h, tôi đón tàu tiếp tục xuôi về Đất Mũi.

Mối lương duyên của loài cây “mở cõi” Datmui3

Quán di động, sẵn sàng phục vụ hành khách.


Theo lời tài công, Năm Căn là điểm giữa của TP Cà
Mau và Đất Mũi. Hai bên bờ dừa nước thưa dần, thay vào đó là sự khoẻ
khoắn của cây đước với rễ mọc thành chùm cắm sâu xuống nước. So với
chặng từ TP Cà Mau xuống Năm Căn, đoạn dưới này dân cư thưa thớt hơn.
Thỉnh thoảng tàu lại ghé vào những chòi nhỏ hoặc ngôi trường nằm sát
mép nước để bắt khách.

Gần đến Đất Mũi, tàu giảm tốc độ, rời sông lớn rồi
rẽ trái chạy vào sông nhỏ. Từ đây, thoảng trong gió mùi của tôm, cá,
mực phơi khô quyện lẫn mùi hoa đước, mắm tạo nên sự riêng biệt khó tả.
Chạy thêm 20 phút, Đất Mũi hiện ra với những dãy phố "nhà sàn" cắm chân
trên nước; Bên cạnh những con thuyền neo sát mép nhà, những hàng cột
được dựng cao để phơi lưới và ngư cụ. Bến tàu cũng là bờ kè sông trước
chợ Đất Mũi, lố nhố tàu lớn, bé neo đậu.

Trên bờ, tiếng nhạc từ hàng quán, tiếng xe ôm bắt
khách, tiếng người chào hỏi nhau, cùng với cảnh mau bán của khu chợ tạo
nên hình ảnh náo nhiệt. Vào quán uống chén nước, tôi quay ra tìm xe ôm
nhưng họ đi đâu hết, chỉ còn lại một người thanh niên cao to, tóc dài,
mặt đen. Mặc dù hơi ngại, nhưng thời gian không nhiều nên tôi đành tặc
lưỡi chọn anh ta làm "hướng dẫn viên".
Khác với vẻ mặt "khó coi", "hướng dẫn viên" của
tôi khá cởi mở. Sau khi giới thiệu tên là Mã Điền Thanh, anh ta kể về
"sự tích" họ Mã Điền của mình theo kiểu: Dân ở đây đến từ nhiều nơi,
trong Nam ngoài Bắc; thậm chí có cả ngoại quốc như gia đình Thanh. Ông
nội Thanh là người Trung Hoa, xuôi xuống xứ này buôn bán, thấy trù phú
nên ở lại lập nghiệp.

Mối lương duyên của loài cây “mở cõi” Datmui4

Hiệu vàng ở đất mũi.


Mất một lúc lòng vòng trong thị tứ, theo con đường
nhỏ đoạn đổ bêtông, đoạn trải nhựa, Thanh chở tôi đến cuối mũi. Hai bên
đường, nhà dân lợp bằng prô-ximăng hoặc dừa nước, tuyềnh toàng bao
quanh bằng gỗ đước xẻ ván hoặc lá dừa nước; nhà nào cũng có ao nuôi
tôm, cua, ghẹ và một khu lăng mộ xây rất cẩn thận…

Đến cuối con đường, Thanh khoá cổ xe, dẫn tôi đi sâu
vào rừng. Đi chừng 300m, giữa bạt ngàn cây đước, mắm… biểu tượng Đất
Mũi - Con tàu dương buồm ra khơi được làm bằng bêtông cao chừng 10m
hiện ra với lá quốc kỳ tung bay trong gió, khiến tôi nhớ đến cực Bắc Tổ
quốc với lá đại kỳ trên đỉnh Lũng Cú - Hà Giang.

Mặc dù trên cánh buồm no gió, nổi lên dòng chữ Mũi
Cà Mau: 8độ,37'30" Vĩ Độ Bắc; 104độ,43" Kinh Độ Đông, nhưng cột mốc
cuối cùng của dải đất hình chữ S lại cách đó chừng 300m, được thiết kế
hình bông sen với thông tin: Mốc toạ độ quốc gia; Điểm toạ độ GPS 0001.
Cách đó không xa, một chòi cao chừng 30m được xây bằng bê tông. Đứng
trên đó, trong gió chiều lồng lộng tôi cảm thấy nao nao khi nhớ đến 2
câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu: Tổ quốc tôi như một con tàu/ Mũi thuyền
ta đó mũi Cà Mau.

Chao ôi, hạnh phúc nào bằng khi được đứng trên đài
cao của mũi con tàu đất nước, phóng tầm mắt ra xa chiêm ngưỡng bức
tranh thiên nhiên tuyệt đẹp được phối bởi ngút ngàn xanh mướt của đước
rừng, màu xanh của nước biển soi bóng mây, khiến trời nơi đây như cao
hơn, lồng lộng hơn. Xa xa, Hòn Khoai sừng sững trong ráng chiều, như
tinh thần chiến đầu của những người du kích đã làm nên cuộc khởi nghĩa
vang trời, dậy đất.

Những loài cây "mở cõi"
Thanh đưa tôi đến quán của vợ chồng ông Trần Minh
Triều, cán bộ Ban quản lý các khu du lịch Cà Mau. Nhấp chén trà Bắc nơi
tận cùng đất phương Nam, tôi được ông Triều kể cho nghe nhiều câu
chuyện lý thú. Ông Triều cho biết: "Với 42.000 hecta chủ yếu là đước,
mắm…khu rừng nay chứa đựng bên trong lòng nhiều loài chim, hải sản quý.

Mối lương duyên của loài cây “mở cõi” Datmui5

Thuyền căng buồm ra khơi, biểu tượng đất mũi.


Bởi vậy, khu rừng được bảo vệ khá nghiêm ngặt: đước
phải trồng đến 20 tuổi mới được khai thác và phải trồng bổ sung ngay;
hải sản không được đánh bắt tận diệt...". Dù rất tự hào về "rừng vàng
biển bạc" của quê hương, nhưng theo ông Triều, đặc trưng của đất này
chính là công cuộc lấn biển của thiên nhiên mà công đấu thuộc về cây
đước và cây mắm.
"Mặc dù có bộ rễ bám sâu và rất khoẻ, nhưng hạt
đước rụng xuống lại nổi trên mặt nước, thường bị thuỷ triều cuốn ra xa;
Ngược lại, cây mắm rễ yếu nhưng hạt có thể chìm ngay sau khi rơi xuống
và dễ mọc. Bởi vậy, hạt đước rụng xuống được cây mắm giữ lại đủ thời
gian để chìm xuống nước và nảy mầm. Để "trả công", cây đước mọc lên lại
dùng bộ rễ của mình giữ cho cây mắm không bị sóng cuốn bật rễ. Hai cây
này sau đó lại giữ lại phù sa, ngày ngày bồi đắp lấn biển. Bởi vậy, dân
gian mới có câu: mắm đi trước, đước theo sau" - ông Triều kể..

Mối lương duyên của loài cây “mở cõi” Datmui6

Mốc tọa độ cuối cùng trên đất liền của Việt Nam.


Theo lời ông Triều, tôi nhờ Thanh thuê chiếc thuyền
nhỏ đưa ra bãi để chứng kiến công cuộc mở đất kỳ diệu này. Từ cửa sông,
thuyền chạy ven bờ xuôi xuống cuối cánh rừng hết chừng 30 phút. Lúc
này, thuỷ triều lên và trời đã chập tối, chúng tôi chỉ có thể ngồi trên
ca nô quan sát mặt trời dần chìm xuống biển Tây và từng đàn chim về
tổ…3h sáng sáng hôm sau, tôi và Thanh tiếp tục ra bãi.

Lúc này, thuỷ triều đã rút, "công trường" lấn biển
của thiên nhiên là một bãi sình lầy màu đỏ thẫm rất rộng, với rất nhiều
con cá leo cây (cá có chân, có thể vừa bơi, vừa leo cây). Chúng tôi xắn
quần lội bùn, vừa đi Thanh vừa chỉ cho tôi đâu là cây mắm, đâu là cây
đước. Tại điểm tối qua chúng tôi ghé thăm, những mầm xanh cây đước xẻ
bùn ngoi lên cạnh cây mắm vẫy reo trong gió.

Giữa mang mang đất trời chợt nghĩ, ngàn đời nay ở
nơi tận cùng Tổ quốc, 2 loại cây có tên gọi rất bình dị này đã âm thầm
cộng sinh góp phần tạo nên mũi đất hôm nay. Công cuộc lấn biển được bắt
đầu bằng những mầm xanh - biểu tượng của mùa Xuân. Bởi vậy, nơi đây mùa
xuân không bao giờ kết thúc…

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết