Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Mực khô 'cao su' được làm bằng gì?

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

KID

KID
 Silver Trophy

Mực khô 'cao su' được làm bằng gì? 1270289065_muc-kho-5
100% loại mực này không phải được khai thác từ biển. (Ảnh minh hoạ)

(24h)
- Sau khi báo chí đăng thông tin về loại mực khô 'cao su', chúng tôi đã
nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả, đồng nghiệp và các chuyên
gia về vấn đề này.





Xenlulo tẩm hương vị,cán ép thành... mực?

Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật hoá (Viện Khoa học Việt Nam), ông Đinh Văn
Tường là người nghiên cứu nhiều vật liệu mới ứng dụng trong sản xuất
công nghiệp, sau khi nhận được điện thoại của phóng viên hẹn gặp để nhờ
kiểm tra chất sản xuất ra "mực cao su" cho biết: "Chính bản thân tôi
cũng tò mò muốn xem cụ thể hợp chất tạo nên con mực này là gì".


Saukhi trực tiếp nhìn những lát mực đã xé, ông Tường giương mục kỉnh quan
sát rất kỹ càng, ông cầm tay kéo miếng mực, bằng cảm quan của nhà
chuyên môn ông cho biết: "100% loại mực này không phải được khai thác
từ biển, rất có nhiều khả năng nó được tạo thành từ hợp chất của
xenlulo, tẩm ướp hương vị mực kết hợp với công nghệ cán, ép để sản xuất
hàng loạt. Công nghệ này chắc là có nguồn gốc từ TQ".


Trước băn khoăn của phóng viên về tính chất, nguồn gốc của xenlulo và ảnh
hưởng của hợp chất này đến sức khoẻ con người, ông Tường giải thích:
"Để phân tích cụ thể một dạng hợp chất hữu cơ là rất khó. Tại Viện kỹ
thuật hoá, muốn làm phải huy động 7- 8 phòng ban. Nhưng nói cho thật dễ
hiểu thì xenlulo có thể được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn
bã nguyên liệu khác nhau. ở mỗi quốc gia, hợp chất này được tổng hợp
bằng nguyên liệu phù hợp, phổ biến. Tại Việt Nam, xenlulo có nhiều,
được tổng hợp từ xơ của củ sắn dây và tinh bột. Giá của xenlulo rất rẻ
chỉ khoảng 10.000 đồng/kg.


Mực khô 'cao su' được làm bằng gì? 1270289023-muc-kho-3

Những kẻ sản xuất, buôn bán "mực cao su" đạt được siêu lợi nhuận từ những hành vi bất thiện này. (Ảnh minh hoạ)

Theo ông Tường dự đoán, một kg mực được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ
cán ép từ hợp chất xenlulo tẩm hương vị thì giá thành cao nhất cũng chỉ
là 30.000 đồng/kg. Như vậy, so với một kg "mực cao su" phóng viên mua ở
Cửa ông (Cẩm Phả- Quảng Ninh) với giá 140 ngàn đồng hay 200 ngàn đồng
tại Hà Nội thì lợi nhuận của những kẻ sản xuất, buôn bán "mực cao su"
là siêu lợi nhuận. Bằng công nghệ này, ta có thể hình dung, chỉ bằng
những khuôn ép, sử dụng hợp chất xenlulo người ta có thể sản xuất mực
hàng loạt theo năng suất của dây chuyền sản xuất, khỏi phải giăng buồm
ra khơi đánh bắt.


Cần làm rõ sự độc hại

Thực tế, các cơ quan về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn thường xuyên khuyến
cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy
nhiên, có một điều mặc nhiên ai cũng biết, đó là nguồn gốc không ghi rõ
nhưng lại được các thương lái "quảng bá" rất rõ ràng. Trong chuyện
những con "mực cao su", người bán thật thà thì nói là "mực TQ", còn
người buôn gian thì cứ lập lờ mực khô lấy từ Thanh Hoá, Nghệ An... như
thế, chỉ có người tiêu dùng chịu thiệt, mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng
đến sức khoẻ nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc kiểm tra, làm rõ.


Đối với "mực cao su", ông Tường cũng khẳng định, những người làm mực giả
này không dại gì mà sử dụng những chất gây độc hại khiến người ta ăn
xong thấy tác hại ngay như chóng mặt, buồn nôn... ở đây, họ dùng chất
xenlulo, nếu sản xuất theo đúng công nghệ sạch thì vô hại. Nhưng vấn đề
đặt ra là, công nghệ của tổng hợp xenlulo có đảm bảo không, chất vi
lượng bổ sung và chất tạo hương vị mực là chất gì, nó gây độc hại ra
sao? Điều này, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng về vệ sinh
an toàn thực phẩm.


Mực khô 'cao su' được làm bằng gì? 1270289023-muc-kho-2

Trao đổi với phóng viên, nhiều chuyên gia đều lo ngại việc tẩm ướp tạo hương vị cho mực khô cao su sẽ là khâu mất vệ sinh và nhiễm hoá chất độc. (Ảnh minh hoạ)

Theo ông Nguyễn Văn Quang (Trung tâm hoá công nghệ thực phẩm), xenlulo vẫn
được dùng trong công nghiệp thực phẩm, một dạng của nó khá phổ biến là
kẹo cao su. ông Quang khẳng định: "ăn kẹo cao su người ta phải bỏ bã
bởi bản thân xenlulo là chất dai, khó tiêu hoá, khó phân huỷ nếu làm
thành mực người ăn nuốt cả vào bụng sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, sôi
bụng". Việc cá mực được sản xuất bằng công nghệ hoá học mà không phải
là thực phẩm tự nhiên là không được phép. Thực tế, nhiều nước đã yêu
cầu ghi rõ nguồn gốc, nơi khai thác hải sản xuất khẩu để kiểm soát tốt
nguồn thực phẩm tránh mọi nguy cơ nhiễm hoá chất độc hại.


Trao đổi với phóng viên, nhiều chuyên gia đều lo ngại việc tẩm ướp tạo hương
vị cho mực sẽ là khâu mất vệ sinh và nhiễm hoá chất độc. Có thể, để
giảm chi phí, tăng lợi nhuận, những người sản xuất "mực cao su" sẽ sử
dụng những phế liệu từ mực, mực hỏng, thối qua xử lý hoá chất, trộn với
xenlulo để tạo ra mùi vị đặc trưng của mực. Như vậy, nguy cơ về mất vệ
sinh, nhiễm hóa chất độc hại có trong "mực cao su" là rất cao. Điều này
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng.


Hôm qua 2/4, phóng viên đã liên hệ với Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh An toàn
thực phẩm Quốc gia. TS. Lê Thị Hồng Hảo- Phó viện trưởng cho biết, bà
cũng rất quan tâm đến vấn đề báo nêu. Bà Hảo đề nghị phóng viên chuyển
mẫu "mực cao su" đến để Viện phân tích, xét nghiệm. PV sẽ tiếp tục
thông tin đến bạn đọc khi có kết luận chính thức từ Viện Kiểm nghiệm Vệ
sinh An toàn thực phẩm Quốc gia.

http://www.thoaingochau.forum-viet.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết