Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Lược Sử Nam Tiến Và Khai Mở Miền Nam Việt Nam

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gà_Con

Gà_Con
 Bronze Medal

Nhìn vào bản đồ Á Châu, thấy một nước Việt Nam nhỏ bé tại
biên giới phía Nam một nước Trung Hoa lớn rộng, ta có thể cảm thấy được
sức ép nặng nề và mạnh mẽ của một khổng lồ Bắc phương đè nén trên một
tí hon phương Nam. Sức đề kháng và chiến đấu, dẻo dai và thường xuyên
của dân tộc Việt Nam trong quá trình lịch sử, mang tính chất tự vệ và
mục đích tự tồn đã giữ vững biên giới lãnh thổ phía Bắc vạch ra từ thời
Hùng Vương lập quốc, và được củng cố, xác định sau cuộc chiến tranh
giải phóng của Ngô Quyền, chấm dứt thời kỳ 1050 năm bị Trung Hoa đô hộ
(938 A.C). Thực tế địa lý chính trị dường như không dành cho Việt Nam
một khả năng nào để tiến về phương Bắc, ít nhứt là để phục hồi những
vùng lãnh thổ mà Việt tộc đã khai phá từ thượng cổ thời đại. Có nhiều
sử gia đã nói rằng: cương vực của nước Văn Lang (quốc hiệu Việt Nam
thời lập quốc) phía Bắc giáp Ðộng Ðình Hồ (tỉnh Hồ Nam) phía Tây giáp
Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên)...


Hy vọng phục hồi vùng
lãnh thổ này về cho Việt Nam đã vĩnh viễn chấm dứt sau khi vị anh hùng
dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ từ trần. Quang Trung Nguyễn Huệ tước
hiệu Bắc Bình Vương là một ngôi sao sáng rực trong Việt sử sau chiến
công oanh liệt chớp nhoáng đánh bại 200 ngàn quân Mãn Thanh (đời vua
Càn Long, Trung Quốc) hoàn thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
năm 1789 (đồng thời với cuộc cách mạng tư sản dân quyền xảy ra tại
Pháp). Vua Quang Trung đã biểu lộ ý định đòi lại hai tỉnh Quảng Ðông,
Quảng Tây về lãnh thổ Việt Nam, nhưng đã không thực hiện được nguyện
vọng lịch sử đó, vì vắn số, qua đời quá sớm (1792). Thời đại Quang
Trung đánh dấu hai sự việc lịch sử quan trọng: Một là chấm dứt thời kỳ
đô hộ sau cùng của đế quốc quân chủ Trung Hoa đối với Việt Nam, và hai
là chấm dứt hy vọng phục hồi phần lãnh thổ cố hữu của Việt Nam là vùng
Lưỡng Quảng Trung Quốc hiện giờ.

Vì không thể mở rộng khoảng
sống về phía Bắc, mà cũng không thể phát triển lãnh thổ về phía Ðông là
Thái Bình Dương và cũng chẳng thể khai phá về phía Tây vì bị dãy núi
Trường Sơn chận đứng, cho nên sự mở mang bờ cõi về phía Nam của dân tộc
Việt Nam cũng là một thực tế địa lý chính trị: Dân tộc Việt Nam đã bị
sức mạnh xâm lấn của Bắc phương xô đẩy xuống phía Nam để tìm đất sống.
Trong hoàn cảnh thế giới khép kín thời xưa, lẽ sinh tồn của các dân tộc
nhỏ không được bảo vệ, cũng như tham vọng đất đai của các nước mạnh
không bị ngăn chận bởi luật lệ của các định chế quốc tế hay khả năng
can thiệp quốc tế như hiện nay.

Bước Nam tiến tìm đất sống của
dân tộc Việt Nam đã tàm thực lãnh thổ Chiêm Thành, rồi Thủy Chân Lạp,
và ngừng lại năm 1759 tại biên giới Cao Miên. Từ đó, bờ cõi quốc gia
Việt Nam là một lãnh thổ trải dài từ ải Nam Quan giáp giới Trung Hoa
đến mũi Cà Mau, và biên giới các nước Ai Lao và Cao Miên ngày nay. Công
cuộc Nam tiến này đã kéo dài ba thế kỷ, nếu kể từ thời điểm khi Nguyễn
Hoàng nghe theo lời khuyên của Trạng Trình mà quyết định tiến vào Nam
(1558) cho đến khi đã thực sự bình định được vùng đất Thủy Chân Lạp,
sát nhập thành lãnh thổ Việt Nam, vào giữa thế kỷ thứ 19. Năm 1860, đời
vua Tự Ðức thứ 13, kết thúc trận đánh sau cùng giữa triều Nguyễn và Cao
Miên.

Người Việt Nam dường như ai cũng biết đến nhân vật Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Giới có học ngưỡng mộ văn thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm trứ danh Bạch Vân thi tập. Trái lại,
quảng đại quần chúng ham chuộng những điều tiên tri trong tác phẩm của
ông, thường được gọi là Sấm Trạng Trình.

Một điều tiên tri của
ông được ghi chép vào lịch sử Việt Nam là câu Hoành sơn nhất đái, vạn
đại dung thân , dịch nghĩa là: một dãy núi Hoành, muôn đời dung thân.
Ðó là lời ông khuyên Nguyễn Hoàng khi ông này đến vấn kế trong lúc thất
thế bị Trịnh Kiểm chèn ép và lấn áp quyền lực. Nguyễn Hoàng nghe theo
lời khuyên đó, bỏ đất Bắc Hà, hướng vào Nam tìm đất mới, mở mang bờ
cõi, và lập nên cơ nghiệp nhà Nguyễn từ đó kéo dài cho đến 1945 mới
chấm dứt khi vị vua cuối cùng nhà Nguyễn là Hoàng đế Bảo Ðại thoái vị
(25-8-1945).

Có phải lời tiên tri của Trạng Trình là một động
lực tâm lý đã kích thích thêm khuynh hướng Nam tiến, đưa dẫn dân tộc
Việt vào đến đất Thủy Chân Lạp để khai phá và biến đổi thành Nam Việt
ngày nay chăng? Có một sự kiện rất đặc biệt, đó là mối liên hệ tinh
thần và tâm linh giữa nhân vật Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và khối
nông dân khoảng hai triệu người sống ở miền Tây Nam Việt, mang danh là
khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Mối liên hệ đó thể hiện trong niềm tin
của các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, tin rằng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm, vượt không gian và thời gian, là một biểu tượng tôn kính của họ,
đã có liên hệ mật thiết đến họ, từ quá khứ và vẫn còn liên hệ đến tương
lai của họ và của đất nước Việt Nam.

Cần mở dấu ngoặc ở đây để
thêm rằng tôn giáo Cao Ðài cũng có mối liên hệ siêu hình và tư tưởng
với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, cụ thể là ngay khi bước vào Thánh
thất Cao Ðài, Tây Ninh, ta thấy có tượng của Trạng Trình tay cầm cuốn
sách Sấm Bạch Vân.

Qua các tài liệu Phật Giáo Hòa Hảo, sự ra
đời của tôn giáo này, bản thân vị giáo chủ, cũng được hiểu là có liên
hệ với Trạng Trình, một mối liên hệ tín ngưỡng, mà nhà khảo cứu khó tìm
được giải đáp hợp lý theo các định luật thuần khoa học. Khoa học dựa
trên các sự kiện vật lý, nhưng trong địa hạt tín ngưỡng, có những sự
kiện phi vật lý, cũng gọi là siêu hình, mà không thể dùng các định luật
vật lý để giải thích. Bởi vì, trong vũ trụ, ngoài những định luật vật
lý, còn những định luật huyền bí, nói theo ngôn ngữ tín ngưỡng là Lẽ
Huyền Vi của Tạo Hóa.

Cho nên sự kiện Trạng Trình nêu ở trên,
một mặt có thể giải thích như một sự kiện lịch sử rằng câu nói của ông
là một động lực tâm lý thúc đẩy sức Nam tiến của dân tộc Việt, do đó
mới có đất Nam Việt, và trên vùng đất đó, xuất hiện tổ chức Phật Giáo
Hòa Hảo, bốn thế kỷ sau đó. Phần siêu hình không thể giải thích, vì là
một sự việc tín ngưỡng, mà nhà khảo cứu đương nhiên phải đối diện khi
nghiên cứu về một tôn giáo. Tới nay, chưa có một khoa học gia nào giải
thích thỏa đáng được sự kiện Chúa Jesus chết đi rồi sống lại, bởi vì
tôn giáo tính không thể giải thích bằng khoa học vật lý. Cho nên nhà
khảo cứu gượng ép giải thích mối liên hệ siêu hình giữa Phật Giáo Hòa
Hảo và Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một điều mê tín , sẽ không giải
thích được gì cả. Phê phán và kết luận về những sự kiện tín ngưỡng bất
khả giải thích là phi lý, là phản khoa học, hoặc gượng ép dùng các dữ
kiện vật lý để phân tích sự kiện tín ngưỡng siêu hình, thường không
giúp cho nhà khảo cứu hiểu thấu đáo về một tôn giáo. Ðiển hình cho điều
này, là một vài tác giả khi phân tích hiện tượng trị bịnh không dùng
dược liệu của vị giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo, đã viết rằng những viên
aspirin được kín đáo pha tan vào nước lạnh cho người bịnh uống, sự dứt
bịnh đó là do thuốc aspirin chớ không có sự mầu nhiệm nào . Vì đứng
trên lập trường thuần khoa học, thuần lý duy vật, tác giả không chấp
nhận có sự kiện siêu hình, cho nên tác giả phải gượng ép dùng viên
thuốc aspirin là một dữ kiện vật lý, để bảo vệ lập trường của mình.
Nhưng chính đây lại là điều sai lầm, bởi vì tuy aspirin là một dược
liệu khoa học, nhưng cũng chỉ có tác dụng giới hạn trị được một ít bịnh
trong giới hạn tác dụng đặc thù của nó, chớ không thể trị hết tất cả
các loại bịnh khác, như trường hợp Phật Thầy Tây An và Huỳnh Giáo Chủ
đã dùng nước lạnh mà khắc phục được bịnh thời khí dịch tả, một cách hữu
hiệu lạ thường.

Những điều trình bày trên đây lập luận cho một
khảo hướng tổng hợp thay vì thuần lý khoa học, để nghiên cứu nhận xét
về một tôn giáo. Tác giả của nhiều sách khảo cứu về miền Nam Việt Nam
là Sơn Nam đã áp dụng khảo hướng tổng hợp này để nói về mối liên hệ
giữa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Giáo Hòa
Hảo, Cao Ðài giáo. Trong sách Văn Minh Miệt Vườn , ông viết rằng:
ÀÀHoành sơn nhất đái vạn đại dung thân, đồng bằng sông Cửu Long có lẽ
là nơi trù phú nhứt bên kia dẫy núi Hoành Sơn . Ý nghĩ của tác giả là ý
thức Hoành Sơn ngày xưa đã đưa đến kết quả Cửu Long ngày nay. Nói cách
khác, cái xã hội đồng bằng sông Cửu Long đã thể hiện kết quả của ý chí
Nam tiến qua bên kia dẫy Hoành Sơn, và mối liên hệ với Trạng Trình

Nguyễn
Hoàng vào Thuận Hóa, chiếm Chiêm Thành, lập phủ Phú Yên năm 1611, phủ
Diên Khánh năm 1653, và hoàn tất kế hoạch Chiêm Thành năm 1697 sau khi
đã lập phủ Bình Thuận (gồm Phan Rang, Phan Rí) năm 1697.
Cũng
trong thời kỳ này, một số dân miền Trung, vì chịu đựng quá nhiều đói
khổ liên miên trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, Trịnh Nguyễn đánh nhau
bảy lần trong vòng 45 năm (1627-1672), nên đã di cư vào miền Nam, cũng
gọi là Ðàng Trong, để khai mở đất mới, làm ăn tại vùng Mỏ Xoài (Bà
Rịa), Ðồng Nai (Biên Hòa).

1658 là năm đầu tiên chúa Nguyễn
Phúc Tấn tức Chúa Hiền cử 3,000 quan binh vào đất Chân Lạp, do sự cầu
cứu của hoàng tộc Cao Miên trong cuộc tranh chấp ngai vàng với Nặc Ông
Chân. Nặc Ông Chân quy thuận và hứa binh vực người Việt sinh sống trên
phần đất Thủy Chân Lạp.

Năm 1674, Nặc Ông Non bị Xiêm La uy
hiếp, sang tị nạn tại Khánh Hóa, cầu cứu Chúa Nguyễn đem binh tiến vào
chiếm đất Prey Kor (tức Sàigòn) và tiến thẳng lên Nam Vang, bảo vệ cho
Nặc Ông Non lên ngôi vua.
Năm 1679, Chúa Nguyễn cho phép nhóm bại
tướng lưu vong của nhà Minh từ Quảng Ðông chạy sang, là Dương Ngạn
Ðịch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, với 3,000 quan binh và 50 chiến
thuyền, được đến định cư khai khẩn đất Thủy Chân Lạp, tại vùng Ðông Phố
(Gia Ðịnh) Lộc Dã (Biên Hòa) và Mỹ Tho (Ðịnh Tường).

Năm 1698,
Chúa Nguyễn Phúc Chu giao cho tướng Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược đất
Chân Lạp, thiết lập bộ máy hành chánh tại các vùng đã khai mở, chia đất
Ðông Phố ra làm dinh huyện Trấn Biên (Biên Hòa) và Phiên Trấn (Gia
Ðịnh). Cũng vào thời này, có những đợt dân đông đảo từ tỉnh Quảng Bình
được đưa vào vùng này để khai hoang lập nghiệp.
Năm 1707, một
người Trung Hoa lưu vong tị nạn khác là Mạc Cửu đã sang lập nghiệp tại
Hà Tiên từ 1680, trước đó nhờ Cao Miên che chở, nay thấy thế vua Miên
yếu, nên đem dâng đất Hà Tiên (7 xã) lên Chúa Nguyễn. Hòn Phú Quốc cũng
dâng nạp lần đó cho Việt Nam.

Năm 1731, Chúa Nguyễn Phúc Khoát
nhận hai tỉnh Long Hồ (Longhor) và Mỹ Tho (Mesa), và trong tám năm sau
đó, các tỉnh Long Xuyên, Châu Ðốc, Sa Ðéc, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc
Trăng, Trà Vinh lần lượt được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam.

Năm
1759, vua Cao Miên là Nặc Tôn dâng phần đất biên cương cuối cùng là đất
Tầm Phong Long, tức tỉnh An Giang, trong đó có dãy Thất Sơn quan trọng,
mà suốt 100 năm từ 1658 đến 1759, từ lúc khởi đầu đụng chạm với triều
Nguyễn, người Cao Miên đã cố thủ làm hậu cứ để nương vào địa thế hiểm
trở mà trú ẩn và cũng để tiến binh phản công.

Ngoài ra, Nặc
Tôn còn cắt thêm năm phủ trên đất Lục Chân Lạp dâng cho Mạc Thiên Tứ
(từ Kampot đến Kompongsom) và Thiên Tứ lại dâng nạp Chúa Nguyễn. (Nhưng
về sau, vua Tự Ðức đã giao hoàn năm phủ này lại cho vua Cao Miên -
1848).

Như thế, trong trọn một thế kỷ (1658-1759) cuộc Nam
tiến của nhà Nguyễn trên đất Thủy Chân Lạp đã hoàn tất. Từ đó, lãnh thổ
Việt Nam có thêm miền Nam Việt ngày nay.
Một điểm đặc biệt cần ghi
nhận, là trong suốt gần 100 năm nhà Nguyễn bận rộn với công cuộc Nam
tiến mở đất Thủy Chân Lạp, thì Chúa Trịnh tức quyền lực ở miền Bắc sông
Gianh đã không mở cuộc tấn công nào đánh nhà Nguyễn trong Nam, từ 1672
đến 1774. Chiến tranh Trịnh Nguyễn tái phát sau khi Tây Sơn đã khởi
nghĩa (1771), và diễn ra trong thời gian ngắn ngủi, rồi chấm dứt. Chúa
Nguyễn đã nhờ được yên suốt thời kỳ đó để hoàn thành công cuộc tàm thực
đất Thủy Chân Lạp.

Tuy rằng đã chiếm được đất Thủy Chân Lạp,
nhưng vùng đất mới khai mở này còn phải chịu đựng 100 năm loạn lạc
nhiễu nhương. Chiến tranh với Xiêm La, giữa Tây Sơn và nhà Nguyễn, lại
thêm những phong trào nổi loạn của người Cao Miên chống lại triều
Nguyễn (Lâm Sâm, Sãi Kế...)
Thành Gia Ðịnh bị quân Tây Sơn chiếm
ba lần, vua Gia Long ba lần bỏ thành mà chạy, cho mãi đến năm 1788, Gia
Long mới thâu phục lại được toàn bộ miền Nam, từ Gia Ðịnh trở vào. Và
cho đến 1802, Gia Long chiếm lại thành Trấn Ninh rồi tiến thẳng ra Bắc,
lấy thành Thăng Long, chấm dứt thời đại Tây Sơn, một thời đại tuy ngắn
ngủi có 14 năm (1788-1802), nhưng ghi một chiến công lẫy lừng lịch sử
là đại thắng quân Mãn Thanh, chấm dứt tham vọng xâm lược của Trung Hoa.


Sau đó, triều đại Gia Long còn phải tiếp tục đối phó với Xiêm
La. Nước này rình rập cơ hội, mượn cớ có sự cầu cứu của vua xứ Cao Miên
mà kéo quân sang đánh chiếm lại vùng đất Thủy Chân Lạp. Sau loạn Lê Văn
Khôi (1833), vua Xiêm La cử năm đạo binh sang uy hiếp các vùng biên
giới Hà Tiên, Châu Ðốc, Cam Lộ, Cam Cát, Trấn Ninh, nhưng bị tướng
Trương Minh Giảng đánh bại, mặc dù họ đã tiến sâu vào nội địa miền Nam,
tới vùng Vàm Nao, Chợ Thủ tỉnh An Giang.
Năm 1842, quân Xiêm La
lại kéo sang khi nghe tướng Trương Minh Giảng từ trần (đời Thiệu Trị),
chiếm vùng đất Thất Sơn, nhưng bị tướng Nguyễn Công Trứ đánh bại.
Năm
1845, Cao Miên lại kéo quân tấn công vùng kinh Vĩnh Tế, nhưng bị tướng
Nguyễn Tri Phương đánh tan và thừa thắng đánh rốc lên tận Nam Vang. Vua
Cao Miên xin tạ tội và triều cống. Vua Thiệu Trị phong Nặc Ông Ðôn làm
Cao Miên Quốc vương và Công chúa Mỹ Lâm làm Cao Miên Quận chúa (1847).
Năm
1860 có thể được xem là trận đánh sau cùng của Cao Miên tấn công vào
Việt Nam, tại vùng Hà Tiên, An Giang, Thất Sơn nhưng bị đẩy lui.
Cuộc
Nam tiến và bình định tới thời điểm này được xem là đã chấm dứt, miền
Nam Việt Nam tiếp tục công trình khẩn hoang nông nghiệp trên vùng đất
mới

VIỆT NAM, MỘT TRƯỜNG HỢP ÐẶC BIỆT

Bài
viết sau đây là một nhận xét của học giả L.A. Williams trong cuộc
nghiên cứu khảo sát lịch sử các dân tộc vùng Ðông Nam Á. Tác giả cho
rằng Việt Nam là một trường hợp đặc biệt, bởi vì dân tộc Việt có tinh
thần ái quốc cao độ nhứt Ðông Nam Á nên mới tồn tại và mở rộng biên
cương được như ngày nay.

Nền văn minh Trung hoa
phát triển từ ven sông Hoàng Hà phía Bắc đã theo thời gian mà lan dần
xuống phía Nam. Các dân tộc không phải người Trung Hoa sống trên các
vùng đất mà văn minh Trung Hoa tràn tới xâm chiếm, đương nhiên phải
chọn một trong hai giải pháp: hoặc chấp nhận bị đồng hóa, hoặc bỏ đất
mà tiến xa về phương Nam.

Phía Nam dòng sông Dương Tử có một
dân tộc mà người Tàu gọi là dòng Việt tộc. Trong khi các chủng tộc sống
ở miền Bắc sông Dương Tử đã bị Trung Hoa đồng hóa và nuốt trọn từ thế
kỷ thứ ba trước Tây lịch, thì chủng tộc sống ở miền Nam sông Dương Tử
đã không để bị tiêu diệt bởi sức xâm chiếm của Trung Hoa. Do đó, khi
triều đại Trung Hoa đầu tiên sụp đổ vào cuối thế kỷ thứ ba trước Tây
lịch, có một dân tộc tự mệnh danh là Nam Việt đã thiết lập một vương
quốc ở phương Nam, mà người Tầu gọi là Nam Yueh (Nam Việt) và sau này
trở thành dân tộc Việt Nam.
Sau khoảng 100 năm độc lập, vương quốc
này bị nhà Hán xâm chiếm, đô hộ cho tới năm 939 sau Tây lịch. Trong
thời kỳ gần 1,000 năm Nam Việt mất chủ quyền, người Tầu đặt ra cái tên
An Nam, có nghĩa là Miền Nam đã an bài ngụ ý là đã được Trung Hoa khống
chế bằng sức mạnh quân sự.

Một ngàn năm đô hộ là thời lượng
rất dài, dư đủ để Trung Hoa nuốt trọn Việt Nam qua phương thức đồng
hóa. Nhưng dân tộc Việt đã đề kháng chánh sách đồng hóa đó. Học và viết
chữ Tàu được tầng lớp trí thức Việt chấp nhận, Khổng giáo và Phật giáo
đại thừa du nhập vào xã hội Việt Nam, hệ thống cai trị với nhân sự được
sắp đặt điều khiển bởi Trung Hoa, đó là các khí giới đồng hóa đã từng
diệt chủng nhiều dân tộc rồi.
Suy luận từ tiền lệ đó, rất khó mà tin rằng dân tộc Việt Nam lại có thể tự tồn qua 1,000 năm Tầu đô hộ.

Chìa
khóa của bí quyết chống đồng hóa của dân tộc Việt Nam có lẽ nằm sâu
vĩnh viễn trong lịch sử bất thành văn của làng xã Việt Nam. Cho nên chỉ
có thể hiểu một cách tổng quát mà không thể phân tích khúc chiết bằng
dữ kiện. Sự giải thích hữu lý và duy nhất là tinh thần bất khuất tự tồn
của dân tộc Việt dùng để đối phó sức mạnh quân sự và văn hóa của Trung
Hoa.

Người Việt vẫn sử dụng ngôn ngữ Việt suốt một ngàn năm
Bắc thuộc, đó là sự biểu hiệu rõ ràng của bản năng tự tồn. Tuy có mượn
hàng ngàn chữ viết của Tàu, nhưng vẫn không đánh mất nền tảng văn hóa
và ngôn ngữ Việt. Thế giới ngày nay đã tìm hiểu khá nhiều về ái quốc
tính qua ngôn ngữ, cho nên phải nhận thức rằng dân tộc Nam Việt đã
chứng tỏ một ý chí mạnh mẽ, nhiệt thành bảo vệ ngôn ngữ của họ.


Văn
hóa dân gian thể hiện qua các thần thoại và phong tục làng xã, chính là
nền tảng tự tồn Việt tính; do đó, không có gì đáng ngạc nhiên về trạng
huống các quan cai trị người Tầu và người Việt, tức là những sứ giả của
chánh sách đồng hóa, đều bị dân làng xa lánh. Tinh thần đề kháng ngoại
xâm là động lực kích thích ý chí độc lập quốc gia. Sau 10 thế kỷ bị Tầu
đô hộ, dân tộc Việt Nam đứng lên với truyền thống hào hùng chiến đấu
dũng cảm, có thể được xem là một dân tộc có tinh thần ái quốc cao độ
nhứt Ðông Nam Á.

Ngoài ra, còn có thể nói rằng
tinh thần tự chủ được bảo tồn trọn vẹn bởi giai tầng dân chúng Việt ở
nông thôn làng xã, thì sức mạnh căn bản trong cuộc chiến đấu chống xâm
lược Trung Hoa chính là những đội binh nông dân đi tiên phong trong
cuộc chiến giải phóng quốc gia , nói theo ngôn ngữ Mao Trạch Ðông sau
này.

Tất cả những mưu đồ xâm lược Việt Nam của Trung Hoa từ
thế kỷ 11 đến thế kỷ 19, đều phải thất bại. Quân Mông Cổ kéo đại hùng
binh sang xâm chiếm Việt Nam, rồi đến triều đại nhà Minh, nhà Thanh, ở
thế kỷ 17, 18 tất cả đã bị dân tộc Việt đánh cho đại bại.

Cho
nên phải nói rằng sự kiện hào hùng sáng chói lâu dài trong Việt sử,
chính là cuộc chiến đấu chống xâm lược Trung Hoa của dân tộc Việt Nam
để tự tồn tự chủ.


Từ bước đầu lập quốc cho đến
lúc xác định biên giới hiện nay của đơn vị Quốc gia Việt Nam từ ải Nam
Quan đến mũi Cà Mau, dòng Việt sử ghi chép những trang đau thương đen
tối của các thời kỳ bị ngoại thuộc, nhưng lại sáng rực lên một cách huy
hoàng với những trang sử hào hùng chói lọi, thể hiện đức tính đặc biệt
của một dân tộc có ý chí bền bỉ dẻo dai, có khả năng đồng hóa phi
thường, có tinh thần quật cường bất khuất để tự tồn và mở mang bờ cõi.

Nhưng
từ thế kỷ 19, khi các đế quốc Tây phương đi chiếm thuộc địa tại khu vực
Á châu, dòng lịch sử Việt Nam đi vào một khúc quanh mới: Nước Pháp đem
quân đội viễn chinh với võ khí tối tân thời đó, khởi sự cuộc xâm lược
Việt Nam.
Từ đây, Việt Nam bước vào kỷ nguyên tiếp xúc với Tây
phương. Và trong kỷ nguyên này, xuất hiện tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương từ
miền tân địa Nam Việt, tiền thân của tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo sẽ được
trình bày trong cuốn sách này.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết