Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Sự mộc mạc trong ca dao trữ tình Nam Bộ

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

phucanng

phucanng
 Silver Star

TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - THI PHÁP CA DAO
MỤC LỤC

SỰ MỘC MẠC TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NAM BỘ

I. SƠ LƯỢC VỀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ
II. GIỚI THIỆU CA DAO TRỮ TÌNH NAM BỘ
III.THI PHÁP CA DAO
1.NGÔN NGỮ
2.KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
IV.KẾT LUẬN


I. SƠ LƯỢC VỀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ

Nam Bộ – vùng đất phì nhiêu có lịch sử không lâu đời, 300 năm
kể từ khi nơi này được hình thành do người Việt từ miền Bắc Việt Nam di cư vào đây
khai hoang và sinh sống cho đến nay, tuy với lịch sử còn non trẻ như thế nhưng
nền văn hóa dân gian đặc trưng cho vùng đất này cũng không hề thua kém những
vùng đất khác có lịch sử và nền văn hiến lâu đời.

Địa hình đồng bằng trũng tương đối bằng phẳng với nhiều kênh
rạch sông ngòi, núi non đa số là núi già, thấp… khí hậu thuận hòa, thiên nhiên
tương đối ưu đãi, phù sa bồi đắp quanh năm do dòng chảy của sông Mê Kông, đã đem
lại cho người dân sinh sống ở vùng đất này một điều kiện sống, sinh hoạt văn
hóa rất sinh động.

Người Nam Bộ có nếp sống đơn giản, phong cách sống rộng rãi,
phóng khoáng, tính cách bộc trực mộc mạc, xởi lởi… sinh hoạt văn hóa đã theo vết
chân dân di cư vào vùng đất mới với rừng thiêng nước độc, sau nhiều cuộc khai
hoang mở rộng bờ cõi, vùng đất đã trở nên giàu có, màu mỡ, ưu đãi cuộc sống của
người dân phương Nam chất phác, các loại hình văn hóa, ca dao, dân ca, hò, lý… đã
lặng lẽ sống với nhân dân, cổ vũ cho nhân dân có một tinh thần sống quật cường,
không nại gian khổ làm cho Phương Nam càng tươi đẹp, càng giàu tình nghĩa.
Trong đó, ca dao là một phần không thể thiếu trong cuộc sống văn hóa của người
dân Nam Bộ.


II. GIỚI THIỆU CA DAO TRỮ TÌNH NAM BỘ

Con người sống là không thể thiếu tình yêu, nghệ thuật cũng vậy
và văn học cũng thế, tình yêu đã có một sức sống mãnh liệt trong nó – nghệ thuật,
tình yêu ấy rất đa dạng và phong phú, tình yêu len lõi trong mọi thể loại, từ hội
họa, âm nhạc, văn học như tiểu thuyết, thơ ca, ca dao dân ca cũng không ngoại lệ,
ca dao là một thể loại truyền tải chất trữ tình trong tình yêu có thể nói là một
dạng bình dân nhất, ra đời sớm nhất trong tư duy con người.

Từ miền Bắc với lịch sử lâu đời, vùng đất đã sản sinh ra một
nền văn hiến đồ sộ, một kho tàng về văn học dân gian.

Miền Nam với một lịch sử không lâu đời như vậy, nhưng từ
trong tiềm thức, với một tình yêu nghệ thuật nồng cháy, người dân Nam Bộ đã tiếp
thu truyền thống đó, họ đã tạo ra cho mình một nền văn học dân gian cũng đồ sộ vậy,
một kho tàng dân ca cũng phong phú vậy.

Người Nam Bộ mộc mạc, ca dao cũng mang đậm chất mộc mạc như họ
vậy, nhưng không kém nét trữ tình mang đậm phong cách người Nam Bộ: từ ngữ bình
dân Nam Bộ hóm hỉnh, sử dụng những hình ảnh mang đậm chất làng quê Phương Nam,
giai điệu gắn liền với bản ngữ phương ngôn, tiết tấu rõ ràng, gẩy gọn, nhịp độ
vừa phải, nhẹ nhàng như nếp sống không hề bon chen tất bật của họ, từ đặc điểm
ngôn ngữ đã tạo ra cho ca dao Nam Bộ một bộ mặt rất hài hòa, yêm dịu.

Thể hiện chất đơn sơ giản dị đến ngớ ngẩn

“Tui xa mình ông trời nắng tui nói mưa
Canh ba tui nói sáng, giữa trưa tui nói chiều”

“Gá duyên chẳng đặng hội này
Tui chèo ghe ra sông cái nước đầy… tui chèo vô”

“Phòng loan trải chiếu rộng thình
Anh lăn qua đụng cái gối, tưởng bạn mình em ơi”

Một số đôi tình nhân thì ngớ ngẩn ra thế đấy, trong tình yêu đôi
lúc cũng ngặt nghèo. Nhiều chàng tỏ thấy rõ cái sự liều mạng chân quê của mình
với đôi câu ca dao

“Dao phay kề cổ
Máu đổ hông màng,
Chết thì chịu chết
Chớ buông nàng anh hổng buông”

Đúng là một anh chàng liều mạng, cho dù ai hâm he giết chóc, chết thì chịu
chứ chẳng chịu buông nàng ra, rõ là một tình yêu quyết liệt, nhưng chưa hết

“Tôi xa mình hổng chết cũng đau,
Thuốc bạc trăm hông mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền”

Thực chẳng gì bằng khi yêu, thuốc tiên thuốc phật cũng chẳng có thuốc nào
chữa hết căn bệnh tương tư của chàng, ngoài người mình yêu.

Đôi khi, nhiều cô gái, vì nhút nhát, cho dù có ý với chàng nhưng
do ngại ngùng mà chằng dám tỏ

“Anh về em chẳng dám cầm
Dang tay đưa bạn ruột bầm như dưa”

Nhưng sự rụt rè ấy đâu chỉ có ở các cô, các anh thì cũng

“Thò tay mà ngắt cọng ngò,
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ”

Thật rõ là tội nghiệp cho chàng phải chi chàng sống trong cái thời đại
công nghệ thông tin này thì chắc sẽ đỡ cho anh chàng ta biết chừng nào.

Nhưng lắm lúc thì các cô các chàng cũng bạo lắm, tỏ tình đến
giật mình, không hề e ấp che đậy, cứ tỏ cái lòng chân thực của mình một cách
nghe mà cũng… ớn lạnh…

“Phải chi cắt ruột đừng đau,
Chiều nay tui cắt ruột, tui trao anh mang về”

Khi yêu không chỉ có các chàng trai, mà các cô gái cũng rất
quyết liệt, gạt bỏ mọi rào cản của lễ giáo phong kiến, thể hiện tình yêu một
cách rất bộc trực, tự nhiên hòng giữ lấy hạnh phúc của mình

“Thò tay ngắt đọt giâm bầu,
Thôi, anh có thương em thì thương đại, đừng có cầu ông mai…”

Các anh thì dù là nam nhi chi chí nhưng cũng phủ phục trước
tình yêu, cũng rụt rè, cũng bi lụy


“Cơm ăn mỗi bữa một lưng,
Uống nước cầm chừng để dạ thương em”

“Thương em chẳng biết để đâu
Để trong tay áo, lâu lâu lại dòm”

“Anh thương em,
Thương lún,thương lụn,
Thương lột da óc,
Thương tróc da đầu,
Ngủ quên thì nhớ,
Thức dậy thì thương…”

“Thác ba năm thịt đã thành bùn
Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em”

Thật là một tình yêu chung thủy đến mãi kiếp sau, những câu ca dao tưởng
như chỉ bộc lộ trong một tâm trạng vui tươi hớn hở, nhưng rõ thấy trong tâm trạng
“rầu thúi ruột” mà họ vẫn lạc quan thốt ra những câu ca dao hóm hỉnh, giàu tính
hài hước, khiến ai nghe thấy, đọc thấy cũng phải nhoẻn miệng cười là vậy.

Tinh thần trào lộng ấy ở trong cả những hoàn cảnh tình yêu trắc
trở

“Quất ông tơ cái trót,
Ổng nhảy tót trên ngọn cây bần,
Biểu ổng se mối chỉ năm bảy lần, ổng hổng se”

“Họ giàu sang họ nghinh hôn giá thú
Hai đứa mình nghèo, mình dụ dỗ nhau đi”

Có lúc thì chàng cũng hằng hộc cọc cằn lắm và dường như hơi
thô lỗ

“Tiếc con gái khôn lấy thằng chồng dại,
Tiếc bông hoa lài cắm bãi cứt trâu.”

Đôi khi, tình yêu của chàng đã cũng hóa ra không tự tin cho lắm,
chàng dè xẻn, dèm dà chẳng biết tình nàng có đặng hay không

“Anh thương em ruột thắt gan bào,
Biết em có thương lại chút nào hay không”

có chàng thì lại

“Dẫu mà hổng lấy được em,
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu”

Nhưng may thay, nàng đã kịp hiểu lòng và đánh tiếng

“Tu đâu cho em tu cùng,
May ra thành phật thờ chung một chùa”

kẻo không thì lại có chuyện

“Chẳng thà lăn xuống giếng cái ‘chũm’
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu cảnh mồ côi
Loan xa phượng cách, biết đứng ngồi với ai”

Nhiều khi các chàng cũng lém lỉnh đến mức hóm hỉnh, day dưa,
vòng vèo, cốt cũng chỉ để nịnh nọt khen lấy lòng nàng con gái

“Trời sanh bông trắng nhụy huỳnh
Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương”

“Đôi ta bắt gặp nhau đây
Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang”

“Áo trắng như bông lòng tui không chuộng
Người đó đen giòn mần ruộng tui thương
Biết rằng dạ có vấn vương
Để tui cậy mối tìm đường sang chơi”

Rồi có khi chàng ta lại thậm xưng quá đáng, phóng đại sự việc
cho to tác lên, hòng để cho nàng đoái hoài đến

“Vắng cơm ba bữa còn no
Vắng em ba bữa giở giò hổng lên”

Từ công việc đồng nội ruộng cày ruộng cấy, hình ảnh những
chàng trai nông dân chất phát hiện lên thật rõ rệt với chân đất lội bùn, dầu
dãi gió sương

“Thương em nên mới đi đêm
Té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau
May đất mềm nên mới hổng đau
Phải chi đất cứng ắt xa nhau phen này”

Những câu ca dao không chỉ là những lời khen nhau nghe nhão
nhẹt như thế, đôi khi cũng là những lời nói chân thành của các cô gái không nhiều
nhan sắc

“Chớ chê em xấu em đen
Em như nước đục,lóng phèn lại trong”

“Thân em như ớt chín cay
Càng tươi ngoài vỏ, càng say trong lòng”

Tình yêu đôi lứa cũng vô cùng mộc mạc, họ cũng chỉ mơ ước đơn
sơ, giản dị, không cầu kỳ, không sa hoa lòe loẹt

“Thương nhau chẳng lọ chiếu giường
Dẫu rằng tàu lá che nhau cũng tình”

Thật là một tình yêu lý tưởng, một mái nhà tranh hai quả tim
vàng, sống sao cho trọn nghĩa trọn tình thì thôi


“Sóng xao mình vịt ướt lông
Rùa kêu đá nổi thiếp không bỏ chàng”

Thỉnh thoảng ta cũng bắt gặp những câu ca dao rất ư là dân giả,
mà hóm hỉnh dễ nghe, khiến ai nghe thấy không khỏi bật cười

“Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái ‘quệch’ biểu ưng cho rồi”

III. THI PHÁP CA DAO

1. NGÔN NGỮ

Ta thấy từ một vùng đất phương Nam, người dân chân đất lội
bùn, tay cày tay cấy, đất đai phì nhiêu, thiên nhiên ưu đãi như thế đã tạo cho
con người Nam Bộ một cách sống hồn nhiên vui tươi, chất phác thong dong không
câu nệ, điều này cũng thể hiện rất rõ trong ca dao, đi vào ca dao một cách rất
thuần túy. Đặc điểm phương ngôn đã đi vào ca dao dân ca rất nhuần nhuyễn.

Nó là sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường, ta
thấy khẩu ngữ phương ngôn hiển hiện rất rõ nét trong ca dao, mỗi câu ca dao,
ngôn ngữ và âm điệu của nó như đang nói lên rằng xuất xứ của nó là ở vùng Nam Bộ.

Cùng với việc sử dụng những thể thơ dân gian đậm nét dân tộc
như lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ, đôi
khi cũng chỉ là những câu nói có vần điệu, nhưng từ đó ca dao đã đi vào lòng quần
chúng nhân dân.

“Tay cắt tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Qua không bỏ bậu sao bậu đành bỏ qua”

Đại đa số ca dao được sáng tác trên thể thơ lục bát. Và có thể
nói rằng nhắc đến ca dao là người ta có thể sẽ nghĩ ngay đến thể thơ này. Theo
thống kê trong số 1015 lời của cuốn “Ca dao Việt Nam” có 973 lời được sáng tác
theo thể lục bát, chiếm 95%, các thể còn lại chiếm 5%. Điều đó cho thấy sức sống
mãnh liệt của thể thơ lục bát trong ca dao.

Vì ta thấy nhịp điệu của thể thơ này linh hoạt, có thể uyển
chuyển theo từng nội dung của câu ca, không gò bó, không hạn chết về độ dài của
bài ca dao. Thể lục bát rất có sở trường trong việc diễn đạt các cảm xúc vốn rất
phong phú, thể hiện các nội dung hết sức đa dạng.

Ngoài thể lục bát chính thức, ta còn thấy ca dao sử dụng nhiều
những câu lục bát biết thể, chính sự biết thể này của thơ lục bát đã khiến cho
sức sống của nó trở nên mãnh liệt hơn, vì những tiếng đệm thêm vào câu lục hay
câu bát ấy đã khiến cho nó trở nên mượt mà hơn, khiến nó trơn trui hơn, câu ca
dao trở nên có vần có điệu, dễ được người khác tiếp nhận.

2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

Ta thấy, không gian thể hiện trong ca dao vô cùng rộng, từ mảnh
vườn, đồng ruộng, bờ ao, vỉa hè, gốc cây, bờ chuối, bụi rau, giếng nước, chùa
miếu,… nói chung là nó mở rộng ra ở mọi phạm vi, nơi nào có con người sống và
sinh hoạt, lao động thì nơi đó có dân ca và được thể hiện trong dân ca.

“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”

“Hôm qua anh ghé chơi nhà
Thấy mẹ nằm võng thấy cha nằm giường…”

“Đêm hè gió mát trăng thanh
Em ngồi chẻ lạt cho anh chắp thừng…”

“Rủ nhau bước xuống ruộng vàng
Nơi rộn tiếng hát, nơi vang tiếng cười”

IV. KẾT LUẬN

Như vậy, ca dao đã đi dọc xuyên suốt quá trình lịch sử xây dựng
đời sống xã hội cùng những mối quan hệ gia đình xã hội ấy, về tình yêu lứa đôi
nam nữ, ca dao như một chứng nhân vĩ đại ghi lại những mối tình thơ mộng cũng
có, nghiệt ngã cũng có, éo le ngang trái cũng có… để từ đó ca dao mang cho mình
một giá trị lịch sử sâu sắc, qua ca dao ta thấy những địa danh như tồn tại với
thời gian mặc dù có một số đã chìm vào quên lãng, ca dao như nhân vật nhắc cho
ta nhớ lại những gì đã bị lãng quên đi, ta còn tìm thấy trong ca dao những từ cổ
đã bị chôn vùi, cũng giúp người ta biết được những phương ngữ nơi nó ra đời.

Ca dao trữ tình đánh dấu những cuộc tình trong quá khứ, nhưng
điều đặc biệt là nó cho ta thấy được chất hóm hỉnh, sự lạc quan của nhân dân,
những người chân lấm tay bùn mà miệng vẫn cứ cười tươi rói. Cho thấy một tinh
thần lạc quan luôn luôn chống chọi với mọi thử thách trong tình yêu, trong cuộc
sống.

Thời gian cứ trôi qua, các chàng trai cô gái cũng không ngừng
mở rộng ra những câu ca dao mộc mạc chân quê, trữ tình duyên dáng, để cho ai
nghe thấy thì lòng vẫn còn vấn vương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân
Kính, “Thi pháp ca dao”, Nxb Khoa Học
Xã Hội Hà Nội, 1992.

2. Võ Như Cầu, “Tục ngữ, Ca dao, Dân ca Việt Nam”, Nxb Đồng
Nai, 2000.

3. Châu Nhiên Khanh, “Ca dao Việt Nam”, Nxb Đồng
Nai, 1999.

4. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, “Văn
học dân gian – những công trình nghiên cứu”,
Nxb Giáo Dục, 2002.


phúc an vĩnh tấn
phucanng

Sozang_Phan

Sozang_Phan
 Bronze Crown

Cảm ơn anh Phúc An đã cung cấp 1 "kho tàng" kiến thức ca dao cho tụi em nha

http://www.thoaingochau.forum-viet.com/

phucanng

phucanng
 Silver Star

bài "ngiêng cú" của anh đó mì cười nhăn răng

Sozang_Phan

Sozang_Phan
 Bronze Crown

em chịu bài nay, mà anh sáng tác vài bài văn dùm em được ko? Tự sáng tác nha nói về mua trong năm, mọi thứ ....

http://www.thoaingochau.forum-viet.com/

KID

KID
 Silver Trophy

S.Mod không có thời gian rãnh mà làm giùm đâu Phong, bài vở cả đống :-B
Nếu nhờ được thì Min đã nhờ rồi cười nhăn răng

http://www.thoaingochau.forum-viet.com

phucanng

phucanng
 Silver Star

chài ai, hai bây định mần thịt anh hay sao ấy mà hết đứa này canh tới đứa kia me, gần chết òi, đừng có hòng.
thằng admin viết sai chính tả:
"rãnh" --> "rảnh"
rãnh: mương rãnh, cống rãnh...
rảnh: rảnh rỗi, ở không...
nói hoài, sai chữ này hoài hic hic...

Sozang_Phan

Sozang_Phan
 Bronze Crown

Admin bị anh Phúc An bắt lỗi kìa ^^

http://www.thoaingochau.forum-viet.com/

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết