Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Hành trình cây lúa Cửu Long giang

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Normal Hành trình cây lúa Cửu Long giang Thu Mar 25, 2010 12:36 pm

Gà_Con

Gà_Con
 Bronze Medal


Hành trình cây lúa Cửu Long giang Avatar
Xưa, lúa trời (còn gọi là lúa ma, lúa rung, lúa bưng) mọc tự nhiên ở vùng Đồng Tháp Mười, đã nuôi sống những người đi khai hoang mở cõi. Cũng từ những hạt lúa trời, con người đã biết nâng niu, gìn giữ, lai tạo qua nhiều vụ lúa để có được những hạt gạo chất lượng cao ngày nay.

“... Lúa trời (còn gọi là lúa ma) không ai trồng mà tự mọc ở Đồng Tháp Mười. Hồi kháng chiến, để đi lấy lúa trời, người ta chèo xuồng rồi vít cong những lọn lúa chín, đập vào mạn xuồng cho những hạt lúa rơi xuống. Gần đầy, lại chống xuồng đem lúa về. Hôm nào có ánh trăng soi, dễ nhận ra những vạt lúa; cứ vít lọn lúa cong xuống, lúa xõa vào xuồng nghe rào rào. Đêm không trăng, vít nhầm bụi lác đập vào xuồng, chỉ thêm mỏi tay. Đi đập lúa trời ban đêm cực vậy, nhưng dạo đó không ai dám đi ban ngày, sợ lộ. Một người hy sinh hoặc bị giặc bắt là lộ cả căn cứ. Vì thế, cánh lính ta thận trọng lắm. Muốn có lúa trời để ăn thường phải giong xuồng đi đập lúa ban đêm...”.
Đó là câu chuyện kể lại nỗi gian nan, vất vả của bộ đội ở căn cứ Đồng Tháp Mười khi đi gặt đập lúa trời những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Câu chuyện về vùng quê Nam bộ xa tít được ông Tư Lục và ông Ba Đinh kể cho chúng tôi nghe trên đất Bắc từ những năm đầu thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
Hai ông là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, được hơn mười năm thì nghỉ hưu. Khi đó, chính quyền xã Định Hưng, huyện Yên Định (Thanh Hóa) lập ra cửa hàng Hợp tác xã (HTX) mua bán ở làng Duyên Hy, bố trí cho hai ông bán hàng bách hóa phục vụ bà con xã viên. Hai ông vui tính, bọn học trò chúng tôi dạo đó hầu như đứa nào cũng thích ghé sân đình, nơi có cửa hàng HTX mua bán, nghe hai ông kể chuyện miền Nam.
Làng tôi lúc đó nghèo đói, nhưng nhà nào cũng có một cái hũ để ở gần cửa ra vào, có mảnh giấy găm bên ngoài hũ, đề là: “Hũ gạo vì miền Nam ruột thịt”. Mỗi bữa nấu cơm, trước khi vo gạo thường bỏ nửa lon gạo vào hũ. Nhiều lúc thiếu gạo phải độn sắn, độn khoai, nhưng “Hũ gạo vì miền Nam ruột thịt” tháng nào cũng đầy. Hũ gạo đầy thì đem đến văn phòng HTX, góp vào kho để ủng hộ đồng bào miền Nam. Có lần, bộ đội đóng quân trong làng tôi để chuẩn bị vào Nam bị hết gạo. Trong khi đó, đoàn tàu chở gạo vào khu 4 bị máy bay Mỹ đánh bom ở Đò Lèn làm lật đổ, cháy hết đoàn tàu. Thấy bộ đội không có hậu cần tiếp ứng kịp, HTX đã mở kho, lấy gạo “Vì miền Nam” ấy cấp cho bộ đội. Các anh bộ đội xếp hàng đổ gạo vào bao tượng, rưng rưng nước mắt. Mỗi lần nghe hai ông già tập kết kể chuyện, chúng tôi về nhà thường lén bố mẹ, lấy gạo bỏ thêm vào “Hũ gạo vì miền Nam ruột thịt”. Rồi chúng tôi đồng thanh hát cho hai ông già tập kết nghe:“Miền Nam em dừa nhiều/Miền Nam em dứa nhiều/Miền Nam em xoài thơm…”. Nghe những khúc ca về miền Nam do bọn trẻ đất Bắc như chúng tôi hát, hai ông già vui lắm.
… Câu chuyện lạ kỳ về lúa trời ở vùng Đồng Tháp Mười của hai cán bộ kháng chiến Nam bộ cứ trở thành niềm thao thức mãi lòng tôi. Tôi rất mong có dịp được đi đập lúa trời với bà con nông dân Đồng Tháp Mười, được ăn thử cơm lúa trời xem hương vị của giống lúa thời xa xưa ấy ra sao. Nhưng, bao năm đi khắp bưng biền từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi vẫn chưa được đi giữa cánh đồng còn mọc đầy giống lúa nguyên thủy ấy, cũng chưa được ăn thử bát cơm nấu từ những hạt gạo của lúa trời.
Cuối năm 2005, đến Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông - Đồng Tháp), tôi được đi xuồng chạy ra cánh đồng ngập lũ, được Ban quản lý Vườn quốc gia giới thiệu cho biết giống lúa trời (còn gọi là lúa ma, lúa rung, lúa bưng) trong khu bảo tồn thiên nhiên vùng ngập nước Đồng Tháp Mười. Lúa trời, giống lúa từ thời xa xưa ấy, tưởng như không còn thấy bóng dáng đâu nữa thì nay, giữa vùng rốn lũ của Đồng Tháp Mười, đang kỳ chín rộ. Ban quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim coi đây là một trong những vốn quý được đưa vào Danh mục Bảo tồn thiên nhiên. Những bụi lúa cứng cáp, lá chĩa thẳng lên trời, vượt lên trên ngầu đục lũ cuốn. Nước dâng cỡ nào lúa cũng vượt lên trên dòng lũ để khẳng định sinh tồn.
Tôi bảo anh bạn chèo xuồng dừng lại, rồi vươn người, quơ tay, vít những bông lúa “trời cho’’ ấy, đập đập cho rụng vào mạn xuồng. Nghe nói người xưa chỉ cần bơi xuồng ba lá, lấy sào quơ, gom lại những cụm lúa ma, đập nhẹ là rụng gần hết lên tấm chiếu hoặc mảnh bàng lót trong xuồng. Những du khách trên xuồng cùng làm như tôi, rồi bụm trên tay những hạt lúa ma mới vào độ chín. Hạt lúa dài cỡ hạt giống mới IR 64 bây giờ nhưng nhỏ hơn và có màu vàng đậm, pha sắc nâu. Ông giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim giới thiệu: “Hạt nhỏ như vầy, vỏ trấu lại cứng, dằm lại dài và nhọn, đưa vào máy xay xát khó ra hạt gạo lắm vì nó bị lọt sàng”.
Tôi nhìn nhúm lúa trời trong lòng bàn tay: hạt nhỏ xíu, hơi dài, chĩa thẳng, nhọn, đâm vào da tay ram ráp. Đầu mỗi hạt lúa mọc ra dằm nhọn, màu nâu, cứng và dài, có lẽ để hạn chế bị cá rô và chim trời rỉa đớp, cũng là để chúng có thể tự tồn tại, để mùa sau lại từ phù sa nảy mầm, mọc lên, chống chọi với nước lũ, để ra bông, kết hạt. Nếu không, chắc là thứ lúa này cũng mất giống từ lâu rồi.
Xưa, nếu không có thứ của “trời cho” này, có lẽ người đi khai hoang lập ấp sẽ khó thoát đói giữa vùng sình lầy, mênh mông nước này để “sống chung với lũ”. Hành trình của hạt gạo Đồng bằng sông Cửu Long có lẽ được bắt đầu từ những ánh tinh bột trắng ngần trong hạt lúa trời kỳ diệu này. Nó nuôi sống con người, để con người nối đời nhau trụ vững, sinh sôi nơi đây. Và cũng từ những hạt lúa trời, con người đã biết nâng niu, gìn giữ, lai tạo qua nhiều vụ lúa để có được những hạt gạo chất lượng cao ngày nay, giữ an ninh lương thực quốc gia và dành cho xuất khẩu. Hành trình hạt gạo trên đất hoang hóa, phèn mặn, ngập lụt Đồng bằng sông Cửu Long quả là cuộc hành trình thiên niên kỷ với biết bao thăng trầm, gian nan.
Vườn quốc gia Tràm Chim bây giờ còn giữ lại khoảng 300 ha lúa trời, để bảo tồn sinh thái thiên nhiên cho đời nay, cho nhiều đời sau, cho du lịch sinh thái vùng ngập nước. Nó cũng là chứng tích thiên nhiên tuyệt diệu để đời sau không thể quên những bậc tiền nhân đã trải biết bao thăng trầm; đổ bao xương máu, mồ hôi để bây giờ Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vựa lúa lớn nhất nước.
Do được đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, vùng Đồng Tháp Mười hiện nay đã được gieo trồng nhiều bộ giống chủ lực được nông dân ĐBSCL ưa chuộng. Đó là các giống lúa: OM1490, OM2031, MTL250, VND95, KHAO39. Đặc biệt, giống OMCS 3536 được lai tạo quy trình mới, được gọi là OMCS 21, quả là giống mới cực sớm, thời gian sinh trưởng chỉ có 80 ngày, vẫn cho năng suất tới 8 tấn/ha. Vậy là, từ lúa trời đến lúa nhờ trời, nay là lúa chạy trời (né lũ, né hạn), thuận theo trời (mùa vụ, sinh trưởng, chọn tạo giống mới) để cây lúa đồng bằng phát triển mỗi năm lên những tầm cao mới.
Năm 2005, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chú trọng nhiều hơn việc sản xuất các giống lúa chất lượng cao cho xuất khẩu. Cuối mùa lũ năm 2005, nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào vụ sản xuất lớn nhất trong năm: vụ lúa đông xuân 2005-2006. Ngay từ đầu tháng 11/2005, nông dân đã bắt đầu xuống giống. Nhằm hỗ trợ nông dân trong vụ đông xuân, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tập trung đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, đặt mục tiêu phải xây dựng được khoảng 50% diện tích canh tác lúa áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng” (giảm: giống, thuốc trừ sâu, phân hóa học; tăng: năng suất, chất lượng, lợi nhuận). Theo tính toán của ngành nông nghiệp, nông dân áp dụng chương trình này tiết kiệm hơn 600.000 đồng/ha; tăng lợi nhuận bình quân khoảng 1 triệu đồng/ha.
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có lẽ tỉnh An Giang là địa phương áp dụng chương trình 3 giảm, 3 tăng có hiệu quả nhất. Vụ đông xuân 2004 - 2005, bà con ứng dụng 3 giảm, 3 tăng trên gần một nửa diện tích gieo sạ, đạt năng lúa suất bình quân 7,59 tấn/ha, cao hơn các vụ trước từ 3-4 tạ/ha. Bà con nông dân rất phấn khởi bởi thực sự bỏ 1 đồng vốn đã thu được 4 đồng lời.
Bà con nông dân trong vùng đang hướng đến các giống lúa cho năng suất cao, kháng rầy, phẩm chất gạo tốt. Với việc áp dụng “Chương trình 3 giảm, 3 tăng” và đưa nhiều giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, vụ đông xuân 2005- 2006 của Đồng bằng sông Cửu Long đang hứa hẹn một mùa bội thu.
Đi xuồng trên cánh đồng lúa trời nằm trong Khu bảo tồn sinh thái thuộc Vườn quốc gia Tràm Chim, tôi cứ như thấy hình bóng ông Tư Lục, ông Ba Đinh năm xưa đang chèo xuồng, đập lúa trời, kiếm gạo ăn từ những năm đầu chống thực dân Pháp xâm lược ở vùng chiến khu Đồng Tháp Mười. Chuyện lúa trời từ thời xa và chuyện hạt gạo đồng bằng hôm nay còn biết bao điều muốn nói./.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết