Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

“U Minh bất khuất” sống mãi những chiến tích oai hùng

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gà_Con

Gà_Con
 Bronze Medal

Việt Nam - đất nước của những trang sử hào
hùng về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước. Mỗi tấc đất quê
hương là một trang viết, ghi dấu chiến công của biết bao thế hệ cha
anh. Là vùng đất mới, không có bề dày lịch sử lớn lao nhưng Cà Mau vẫn
tự hào với truyền thống đấu tranh bất khuất. U Minh - một trong những
tuyến lửa trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
xứng đáng với trang sử vàng của dân tộc. Những con người cụ thể, những
sự việc cụ thể sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về U Minh - một thời máu
lửa.
“U Minh bất khuất” sống mãi những chiến tích oai hùng P5-445-1
Tác phẩm “U Minh bất khuất”, đồng tác giả: Diệp Minh Sơn và Huỳnh Văn Minh

“U Minh bất khuất” sống mãi những chiến tích oai hùng P5-445-2

Nỗi nhớ nhà vẫn hằn sâu trong tâm thức người chiến sĩ: “Nghĩ suy lòng luống đau thương/Nợ nhà nặng gánh, chiến trường đợi mong”



“HỔ XÁM U MINH”
Đó là biệt danh của ông Dương Văn Tư (Tư Sơn) - người từng sống và
chiến đấu ở U Minh những năm ác liệt thời chống Pháp và chống Mỹ.
Khoảng năm 1946, ông đã tham gia cách mạng và chiến đấu ở xã Biển Bạch
cho tới ngày giải phóng miền Nam. Tư Sơn là người chiến đấu rất “hung”
- “chỗ nào có giặc là chú tới”, tụi giặc làm khó dân là ông kéo đoàn
tới đánh, nên ông có biệt danh là “Hổ xám U Minh”. Tiếp xúc với chúng
tôi, ông vẫn còn vẻ khí khái của người “ham” đánh giặc: “Một khi tao
chết, kẻ thù phải nằm gục xung quanh”. Sau này ông bị cụt một cánh tay
và bị thương ở chân khi đánh đồn, tụi giặc lại gọi ông là “ông cọp 3
giò”. Bị mất một bàn tay, ông dùng cánh tay làm giá súng mà bắn, đôi
chân không khỏe mạnh vẫn có thể vượt qua kẻ thù. Lúc đó, ấp Tấn Công
(sau này là ấp Kinh Sáu) toàn là rừng, ông Tư về đây một mình với con
chó vện, rồi từ từ gầy dựng cơ sở cách mạng trong dân. Một mình ông
phải kiêm nhiều nhiệm vụ: đấu tranh trực diện, binh vận, cổ động tuyên
truyền... Chú Lê Văn Trân, thế hệ hậu bối và là người từng cùng ông Tư
chiến đấu, cho biết : “Ông Tư vừa là du kích, vừa lãnh đạo, vận động
quần chúng nhân dân đấu tranh chính trị, chiêu dụ địch...”. Năm 1969,
Mỹ - Ngụy thực hiện chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh”, thành lập hệ thống đồn
bốt dày đặc, đưa dân về chiếm đất, thành lập ấp chiến lược, tách nhân
dân với kháng chiến. Nhưng không vì thế mà cơ sở cách mạng bị lung lay.
Địch càng làm hung, uy thế cộng sản ngày càng lớn mạnh. Ông Tư nhớ lại,
có những lần đi biểu dương lực lượng hằng trăm người, chỉ mình ông có
súng, còn lại đều ngụy trang: lấy bập dừa làm súng, xơ dừa đeo quanh
lưng làm lựu đạn, vũ khí thô sơ... vẫn làm địch khiếp sợ. Ông Tư Sơn
(lúc này là Bí thư Chi bộ ấp Kinh Sáu, xã Biển Bạch) cùng với đồng đội,
đánh đồn lấy lại đất chia cho dân mình.


Trở về cuộc sống đời thường sau hai thời kỳ
chiến tranh ác liệt, hơn ai hết ông Tư rất trân trọng những chiến tích,
những kỷ niệm một thời. Giã từ khói lửa, ông đã để lại chiến trường một
phần cơ thể. Ông hùng hồn: “Chiến tranh, bom đạn dã man còn không sợ,
thì vết thương đau nhức có chi đâu!”. Với một cánh tay và một chân còn
nguyên vẹn, ông Tư Sơn vẫn tiếp tục vươn lên với cuộc sống mới: “Ngày
xưa chiến tranh ác liệt, giờ đất nước tự do chúng ta phải tích cực lao
động mà sống”. Tuổi 73, ông Tư Sơn đã có mái ấm gia đình sung túc và
một nền tảng kinh tế vững chắc cho con cháu sau này.


Những anh hùng, những chứng nhân lịch sử là cảm hứng cho sự ra đời của tác phẩm U Minh bất khuất.

“U Minh bất khuất” sống mãi những chiến tích oai hùng P5-445-3

Ông Dương Văn Tư (Tư Sơn) (bên trái) kể chuyện chiến đấu cùng đồng đội ngày xưa

“U Minh bất khuất” sống mãi những chiến tích oai hùng P5-445-4

Ông Diệp Minh Sơn (bên trái) và Huỳnh Văn Minh xem lại tác phẩm “U Minh bất khuất”


“U MINH BẤT KHUẤT”
Bộ tranh U Minh bất khuất là tác phẩm ký họa của Diệp Minh Sơn, lời
Huỳnh Văn Minh. Ông Diệp Văn Kiền (Diệp Minh Sơn) và Huỳnh Văn Minh
ngày xưa công tác ở Ban Tuyên huấn huyện Thới Bình. Tác phẩm được làm
theo bộ tranh tứ thời, bức ký họa ghi lại giai đoạn ác liệt trong chiến
dịch “Nhổ cỏ U Minh” năm 1969 của Mỹ - Ngụy. Bộ tranh được làm thủ công
rất công phu: khắc vào cây mốp rồi in ra giấy sáp, từng màu in một lần.
Bộ tranh đã viết lại nhật ký thời đại - thời đại lấy tinh thần dân tộc
làm mục tiêu sống. Ông Diệp Minh Sơn cho biết: “Chiến tranh đi từ ỗi
đau thương, căm thù và phải có tinh thần chiến đấu kiên cường mới mang
tới vinh quang”. Có mặt ở mọi chiến tuyến, các ông có dịp ghi lại cụ
thể và sinh động từng sự kiện trong cuộc chiến tranh ác liệt. Căm thù
vì một vùng quê yên bình bỗng nhiên trở nên điêu tàn:


“Giặc vào bình định U Minh
Đầu rơi máu đổ gia đình tiêu tan
Đốt nhà cướp của dã man
Hận thù chồng chất, oán than ngất trời”.
“Phản lực, cán gáo cả bầy
Giết già hại trẻ, máu thây chất chồng”.
“Đất lành in vết thương đau
Căm thù Mỹ, Thiệu biết ngày nào nguôi”.



Lòng căm thù càng nung ý chí đấu tranh:
“Quê tôi trai gái một lòng
Cùng nhau làm trái, vót chông rửa hờn
Để cho lũ giặc kinh hoàng
Giặc vô bỏ mạng, giặc càng khó ra”.



Sống nơi chốn rừng thiêng nước độc, nên phải tự lực cánh sinh là chính:
“Chưa đi bộ đội đợt rồi
Cũng vào du kích, chống lôi bố phòng
Tăng gia sản xuất cấy trồng
Cơm no, áo ấm vững lòng đấu tranh”



Ông Minh nói: “Lúc đó mọi sự chi viện đều rất
khó khăn. Bức tranh vừa cấy lúa vừa giết giặc phản ánh thực tế tự lực
cánh sinh, một sự phấn đấu lớn của cán bộ và nhân dân thời kháng
chiến”. Chiến tranh ác liệt, con người sống vì lý tưởng nhưng hình ảnh
gia đình luôn mang nặng bên lòng:
“Nghĩ suy lòng luống đau thương
Nợ nhà nặng gánh, chiến trường đợi mong”.



Bức tranh thể hiện một nét sâu thẳm trong tâm
hồn con người, chính những tình cảm cao quý ấy đã làm ấm lòng chiến sĩ
nơi chốn rừng sâu.


Đổi bao mất mát đau thương để hưởng niềm vui chiến thắng:
“Ngã ba lung, gọi Bầy Hầy
Rừng vang tiếng hát chở đầy chiến công”;
“Chào mừng thắng lợi vẻ vang
Giờ đây sạch lũ tham tàn đất ta
U Minh khói lửa đã qua
Dựng xây lại bản trường ca thanh bình”.


Hai tác giả Diệp Minh Sơn và Huỳnh Văn Minh đã
viết lịch sử bằng những hình ảnh sinh động và những vần thơ sâu sắc.
Tác phẩm đã khắc họa cụ thể từng khía cạnh trong lịch sử đấu tranh ở U
Minh. Mỗi nét vẽ, mỗi câu thơ tâm huyết như kỷ niệm máu lửa để lại cho
thế hệ hôm nay. U Minh bất khuất là một trong những tác phẩm lưu dấu
chiến tích hào hùng của rừng thiêng U Minh. Với những ai biết trân
trọng và yêu mến lịch sử quê hương, U Minh bất khuất là một tài sản vô
giá.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết