Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Hãng thuốc tiết lộ chuyện chung chi cho bác sĩ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

lucario

lucario
 Bronze Medal

Hãng thuốc tiết lộ chuyện chung chi cho bác sĩ

“Biết người bệnh phải gánh thêm một số tiền khá lớn khi
mua thuốc nhưng nghề của chúng tôi là vậy, nếu không có người cầm bút
ghi tên thuốc vào toa thì thuốc mãi mãi chỉ nằm kho. Cho nên phải nâng
giá lên để còn chi hoa hồng cho bác sĩ”, giám đốc một hãng dược thú
thật.
> Nghi án hai bác sĩ kê toa thuốc nhận 'hoa hồng' tiền tỷ
Hãng thuốc tiết lộ chuyện chung chi cho bác sĩ Thuocmoi1
Người bệnh mong chờ được kê toa bán thuốc đúng giá, đúng bệnh. Ảnh có tính minh họa: Hoàng Hà.

Theo anh Khang - giám đốc một hãng dược đang điêu
đứng vì không thể cạnh tranh chiết khấu với các công ty dược lớn -
chung chi cho bác sĩ là hành động lót đường mang tính tất yếu, trở
thành cuộc chiến khốc liệt nhất mà ai làm ngành dược cũng biết.

Vị giám đốc này tâm sự, sẽ rất thuận lợi cho những
công ty lớn vừa có quan hệ tốt vừa dám chi mạnh tay cho bác sĩ; ngược
lại thì rất khốn đốn với công ty dược nhỏ, thiếu lực. Anh nói: "Đây đã
là quy luật thương trường như các ngành khác, chẳng qua ngành y đụng
đến y đức và khách hàng thường là người bệnh đang lâm vào cảnh khó khăn
nên chuyện hoa hồng mới thực sự trở thành nỗi đau".

Không ngạc nhiên trước nghi án bác sĩ kê toa để được
hưởng hoa hồng tiền tỷ mà dư luận râm ran thời gian qua, Nguyễn Sang,
một trình dược viên gạo cội tại TP HCM, người đã quá quen mặt với các
bác sĩ chuyên kê toa ở Sài Gòn, cũng cho biết, việc chung chi cho người
kê toa như một hành động trả ơn với vô vàn cách khác nhau.

“Thị trường có quá nhiều loại thuốc, những loại công
ty đã đấu thầu vào được bệnh viện thì xem như yên thân. Những 'anh' còn
lại hoặc không có trong danh sách thuốc bệnh viện hoặc đang chờ duyệt,
buộc phải tung chiêu hấp dẫn để tranh một chỗ đứng. Khi đó bác sĩ được
xem là chiếc phao cứu sinh”, Sang nói.

Cũng theo anh Sang, ứng với tầm quan trọng của mỗi
bác sĩ (tức uy tín, khả năng kê toa) mà mức chiết khấu cao hay thấp.
Ngoài ra, mỗi khoa phòng trong bệnh viện cũng có một mức chung chi
riêng. Bên cạnh đó, mức hoa hồng còn được các công ty đẩy lên dần để đủ
sức cạnh tranh với đối thủ. Nhiều mặt hàng trong thế cạnh tranh quyết
liệt, hoặc ứ hàng quá lâu, mức chiết khấu có khi còn lên đến 100%, thậm
chí vài trăm phần trăm. Chính vì thế, giá của thuốc khi đến tay người
dân khi ấy đã cao hơn rất nhiều so với giá thực.

“Thế nhưng không phải bác sĩ nào cũng ưng mức chiết
khấu hoa hồng cao - một nữ trình dược viên nói - Nhiều lúc hai công ty
chênh lệch nhau vài phần trăm nhưng bác sĩ vẫn chọn công ty chiết khấu
thấp vì các lý do khác như mối quan hệ từ trước, hoặc đôi khi chỉ vì
'em trình dược viên này đủ sức thuyết phục tôi'".

Ngoài việc chi phần trăm tiền bán thuốc, các trình
dược viên còn cho biết, đường đi của thuốc đến với thị trường còn phải
luồn lách bằng nhiều hình thức khác như: mời bác sĩ đi du lịch nước
ngoài, quà cáp ngày lễ, mời dự hội thảo ra mắt thuốc mới... Cách làm
này được xem là loại “hoa hồng cao cấp”, một hình thức quan hệ tích cực.

“Tất nhiên không thể đánh đồng theo kiểu vơ đũa cả
nắm, bởi ngoài những bác sĩ luôn sẵn lòng nhận chiết khấu để kê toa,
cũng có không ít bác sĩ đuổi ngay trình dược viên ra khỏi phòng khi
thấy họ lấp ló. Các vị này chỉ tập trung chuyên môn và chỉ quan tâm đến
những loại thuốc thực sự có lợi cho người bệnh”, trình dược viên Thanh
Luân, công tác tại một công ty dược ở quận Tân Bình nói.

Một
bác sĩ về hưu tâm sự, câu chuyện "hoa hồng" này đã xảy ra từ hai mươi
năm qua, bắt đầu khi mà các công ty dược ồ ạt đầu tư vào VN
.

"Ngày đó, tôi từng đau đầu vì sự tra tấn của các
trình dược viên đến chào thuốc, không ít người còn rao luôn cả mức
chiết khấu. Quá cám dỗ nên không ít bạn đồng nghiệp đã nhận lời. Câu
chuyện hoa hồng này, theo tôi chỉ mong vào cái tâm của bác sĩ mà thôi",
ông này nói.

Trao đổi với VnExpress.net về
quan hệ giữa bác sĩ và người giới thiệu thuốc, Phó giáo sư - Tiến sĩ
Trương Văn Tuấn, Chủ tịch hội Dược sĩ bệnh viện - Trưởng khoa Dược Bệnh
viện ĐH Y dược TP HCM khẳng định, đây là câu chuyện phổ biến và kéo dài
ở VN cũng như cả thế giới.

"Ngoài vụ việc đang được nhắc đến, trước đây, Bệnh
viện ĐH Y dược TP HCM cũng từng phát hiện và xử lý một số trường hợp kê
toa chưa hợp lý, nhưng quy mô không lớn" ông Tuấn nói.

Tại VN, để hạn chế nạn bác sĩ kê toa nhận hoa hồng,
các bệnh viện thành lập Hội đồng thuốc và giám định của bệnh viện theo
dõi định kỳ. Tuy nhiên hình thức giám sát chỉ trên sổ sách như hiện nay
chưa chắc hiệu quả, bởi nếu bác sĩ đã cố tình muốn giới thiệu bệnh nhân
đến phòng mạch của mình mua thuốc là không khó. Những hành động như
trao đổi bằng miệng, đưa danh thiếp cho bệnh nhân hay nhờ vệ tinh bên
ngoài bệnh viện tiếp thị… đều rất khó bị phát hiện. Chính vì thế theo
ông Tuấn, từ trước đến nay, để hạn chế nạn nhận hoa hồng, ban giám đốc
các bệnh viện chỉ còn cách tuyên truyền và kêu gọi y đức.

Chủ tịch hội Dược sĩ Bệnh viện TP HCM cũng cho hay,
không riêng VN, trên thế giới dù Hội Y tế của nhiều nước đã cảnh báo
song tình trạng hoa hồng cho bác sĩ vẫn không thể diệt tận gốc. Tuy
nhiên hình thức “qua lại” tại một số nước, theo ông Tuấn, có vẻ tích
cực hơn bằng các chương trình hội thảo khoa học kết hợp với du lịch.

Nhằm khắc phục việc bác sĩ kê toa nhận hoa hồng,
chính phủ một số nước chỉ chấp nhận cho một ít nhà phân phối dược uy
tín cung cấp thuốc. Tất cả loại thuốc về đến bệnh viện đều đã được
chính phủ duyệt, trong đó chính phủ duyệt cả mức giá bán đã tính luôn
mức chiết khấu một cách công khai.

Tại VN, bên cạnh sự nhốn nháo của vô vàn nhà phân
phối dược, số lượng nhà phân phối có uy tín, không chấp nhận chuyện chi
hoa hồng đã dần xuất hiện nhưng vẫn chưa đủ mạnh. Trong khi đó, các văn
bản hiện hành tại VN vẫn chưa quy định cụ thể mức xử lý đối với trường
hợp chi hoa hồng cho bác sĩ.

* Tên một số nhân vật đã được thay đổi

Thiên Chương

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết