Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Đi “chợ si-đa” vùng biên

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Normal Đi “chợ si-đa” vùng biên Sat Apr 03, 2010 11:04 pm

KID

KID
 Silver Trophy



Đi “chợ si-đa” vùng biên 1250209780_Image
Du khách đang lựa hàng tại 'chợ si-đa'.
“Chợ si-da” là
tên thông dụng của người dân Châu Đốc (An Giang) dùng để gọi loại chợ
độc đáo trên đất Chín Rồng chuyên bán quần áo cũ ngoại nhập.


Thoạt nghe có vẻ hơi “rợn” người, nhưng thực
tế “chợ si-đa” lại là địa chỉ quen thuộc của giới bình dân, nhất là sinh
viên học sinh, do có cơ hội mua sắm bộ cánh với giá rẻ.


Hàng gì cũng có


Ngôi chợ nhỏ, nằm ven quốc lộ 91 thuộc phường Vĩnh Mỹ (TX.Châu Đốc) lâu
nay là địa chỉ quen thuộc của những ai thích mua hàng cũ giá rẻ từ giày
dép, túi sách, quần áo... đến cả thú nhồi bông đã qua sử dụng.

“Chợ si-đa” vốn có “tên khai sinh” là chợ Châu Long. Hàng hóa tại ngôi
chợ độc đáo này có xuất xứ từ châu Âu, châu Mỹ... dành cứu trợ dân nghèo
hay chỉ là đồ cũ đã bỏ đi được người ta thu gom về bán lại. Do là địa
phương có đường biên giáp với khu vực chợ Gò-tà-mâu, trung tâm giao
thương hàng lậu của Campuchia, nên nguồn hàng ở đây khá dồi dào.

Hàng được nhập về theo kiện, có xuất xứ từ Pu-Kẹt (Thái Lan) hay Phnôm-
Pênh Campuhia). Sau khi “nhập” vào VN, các kiện được bán lại với giá từ
vài triệu đến hơn chục triệu đồng, tùy theo loại đồ và trọng lượng.

Dân nghề có thể nhìn vỏ kiện mà đoán khá chính xác chất lượng hàng bên
trong. Công đoạn ra kiện cũng khá công phu: Các chủ sạp lớn thường có
đường dây riêng nên khi ra kiện, tổ chức xét tìm những món tiền, vàng,
đồ giá trị còn sót lại và lọc hàng hiệu... rồi giao cho các chủ shop tại
TPHCM (nhất là khu chợ Nhật Tảo) tuyển lựa đợt một. Những mặt hàng
còn lại sẽ được các chủ sạp nhỏ tại “chợ si-đa” này tuyển lại lần nữa.

Trong vai người cần hàng về bán, tôi được Thịnh, một trong những đầu
nậu, cho hay: Hàng của sạp anh và người anh trai (Thuần) được tuyển
thẳng từ Pu-Kẹt (Thái Lan) về nên toàn hàng độc; những thương hiệu nổi
tiếng như Levi’s 505, 501..., Versace, Gucci, Armani, ... đều có.

Túi sách, áo phông, quần bò đến ví da, dây nịt, giầy dép... giá cả dao
động từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng mỗi món. Thịnh còn cho biết
thêm, hàng ở chợ này được các chủ shop thời trang cao cấp, hàng hiệu tại
Long Xuyên, Cần Thơ, TPHCM, Vũng Tàu, Lâm Đồng... đến lựa, về “mông má”
thành hàng mới, bán giá từ vài triệu đồng đến vài trăm USD mỗi món.

Công nghệ “hồi sinh” hàng si-đa

Như đã nói, hàng si-đa là đồ cũ nên khi nhập về rất bèo, nhàu nát, rách,
lủng và dính bẩn... Vì vậy việc hồi sinh, che giấu những khiếm khuyết
là chuyện thường ngày ở “chợ si-đa”. Từ chỗ chỉ biết giặt sạch, vá lại
lổ thủng, trải qua năm tháng, ngón nghề này được nâng lên thành công
nghệ “hồi sinh” hàng cũ thành hàng... mới.

Theo chân N.T, một người có thâm niên gần 15 năm chuyên làm nghề “lên
đời” đồ si-đa, chúng tôi thâm nhập căn nhà ven quốc lộ 91, đoạn dẫn về
miếu Bà Chúa Xứ. Mùi chất tẩy rửa, hóa chất nhuộm nồng nặc xông lên tấn
công mắt, mũi ngay khi đặt bước chân đầu tiên vào nhà.

Thấy nước mắt tôi giọt ngắn, giọt dài, N.T chỉ tay vào chiếc thau hóa
chất ngùn ngụt mùi, đỡ lời: “Đang tẩy hàng. Hàng bị dính dơ cho vào thau
hóa chất độ hai giờ là trở nên mới nguyên”. N.T cho biết, cả chợ có
khoảng 10 “xưởng chế biến” đồ cũ như anh, và các gia đình này đều có thu
nhập khá. Tuy nhiên, điều làm chúng tôi ái ngại nhất là sau khi tẩy
xong, N.T thản nhiên thải nước tẩy thẳng xuống con kênh trước nhà.

Qua công đoạn giặt, tẩy, nhuộm, những mặt hàng đẹp, còn nguyên sẽ được
đưa ra bán ngay. Hàng bị “tật” (sứt chỉ, nát lai, rách..) các thợ sẽ
“mông má” bằng các công đoạn lên lai, sang sợi... để che giấu khuyết
điểm, đưa ra sạp bán giá loại hai. Những mặt hàng dạt sẽ treo lên bán
với giá từ 5 ngàn đồng đến vài chục ngàn đồng mỗi chiếc.

Nghệ
thuật mua hàng “chợ si-đa”
Đi “chợ si-đa” vùng biên Sida-2
Đủ các loại hàng từ gấu bông đến quần áo.
Do công nghệ “hồi sinh” quần áo cũ ở “chợ si-đa” đã đạt trình độ cao, để
tránh cảnh “tiền mất tật mang”, người mua cần phải có nghệ thuật. Hàng ở
“chợ si-đa” đương nhiên có giá mềm, nhưng bí quyết đầu tiên là cẩn thận
với hàng rẻ. Những món hàng có giá từ năm ngàn đồng đến 30 ngàn
đồng/chiếc thường là hàng dạt, hoặc đã cũ mục. Nếu không khéo, dễ vớ
phải đồ tân trang, chỉ có thể mặc đi mần ruộng hay làm... giẻ lau nhà.

“Chợ si-đa” bán hàng theo khu và sạp nên khách dễ tìm hàng ưng ý. Khu
bán hàng thường là khu chính của chợ, phục vụ đại đa số khách hàng vì
hàng hóa đa dạng, giá cả khá mềm. Còn khu nhà lồng chuyên bán hàng sỉ,
bỏ mối lớn đến từ Long Xuyên, Rạch Giá hay các tỉnh khác. Hàng ở đây
thường là từ loại 2 trở lên.

Bên hông phải của chợ là “khu hàng hiệu”. Tại đây, khách có thể bắt gặp
những nhãn mác nổi tiếng, nhưng xin đừng tỏ ra quá thích, bởi theo “bật
mí” của N.T, đa số là hàng rớt sau cuộc tuyển lựa “nước đầu”, thậm chí
có cả “đồ nhái” gắn nhãn mác thật lấy từ những chiếc đã hư.

Đi “chợ si-đa” ngoài việc xem kỹ hàng, theo N.T, cần phải cò kè ở mức
70% giá bán ban đầu. N.T nhấn mạnh: Dù có thích món hàng nào đó thì cũng
vờ như không thích, cứ trả nhích tới, nhích lui, rồi giả bộ bỏ đi... Có
thế mới mua được hàng đúng giá. Đúng như lời khuyên của N.T, tôi thử
hỏi mua chiếc quần nối lai (lai bị hư, nhàu nát, mất giá trị), bà chủ
hét: Chắc giá 120 ngàn đồng. Thế nhưng khi tôi giả vờ bỏ đi, ngay lập
tức giá rớt xuống
còn 70 ngàn đồng.

Dẫu có sử dụng công nghệ “hồi sinh” đồ cũ và nói thách bán giá cao,
nhưng nhìn toàn cục, “chợ si-đa” không chỉ là nơi giúp người thu nhập
thấp tìm được bộ cánh với giá rẻ, mà còn là điểm đến độc đáo trong chuỗi
du lịch về Châu Đốc của nhiều du khách thích sưu tầm đồ ngoại với giá
nội.


Báo lao động

http://www.thoaingochau.forum-viet.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết