Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Những cánh đồng chết ở Campuchia dưới chế độ Polpot

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gà_Con

Gà_Con
 Bronze Medal

Ngày 17/4/1975, Polpot chiếm được Phnôm Pênh. Nhân dân Phnôm Pênh đổ ra
đường, chưa kịp reo hò, chưa kịp nhận xét thì ngay phút đầu tiên bắt
gặp gương mặt của những người lính Polpot, họ bàng hoàng nghe lệnh: Tất
cả ra khỏi thành phố ! Đàn ông, đàn bà, già trẻ, sư sãi, nhà giáo, nhà
buôn, sinh viên ko kịp mang theo quần áo,tụ tập con cái, gọi vợ, gọi
chồng thì bị lùa đi như những bầy nô lệ.
Những cánh đồng chết ở Campuchia dưới chế độ Polpot Pol
Polpot Thủ lĩnh của Khmer đỏ

Xã hội CPC từ 1 ốc đảo hoà bình trong thập kỷ 60 đã bị Polpot biến
thành 1 trại khổ sai khổng lồ đầy rẫy những hố chôn người, ko còn thành
phố, trường học, chợ búa, tiền tệ; ko còn nhảy múa, đi chùa, tụng kinh
niệm Phật, ko có sự giao lưu với bên ngoài; con người ko được nói, ko
được vui, ko được buồn, ko đuợc khóc, ko được suy nghĩ, chỉ được cúi
đầu tuân lệnh, sống câm lặng và hồi hộp chờ đợi nghe bọn Polpot kêu đến
tên mình đưa đi hành quyết.

Những cánh đồng chết ở Campuchia dưới chế độ Polpot Polpot2
hối hận không Polpot ?

Sau 3 năm 8 tháng 20 ngày dưới chế độ Polpot, như nhân dân CPC vẫn
thường nói, và theo thống kê của Mặt trận đoàn kết dtộc cứu nước CPC,
bọn diệt chủng Polpot đã giết hại hơn 2.700.000người, trong đó có gần
200 nhà văn, nhà báo; 600 bác sĩ, dược sĩ; 18.000 thầy cô giáo, giáo
sư, hơn 10.000 sinh viên, hơn 1.000 văn nghệ sĩ. Hơn 1000 trí thức ở
nước ngoài về chỉ sống sót lại 85 người. Gần 6.000 trưưòng học, hơn 700
bệnh viện và cơ sở y tế, gần 2000 ngôi chùa, hơn 100 nhà thờ đạo thiên
chúa và đạo Hồi bị phá huỷ hoặc biến thành nhà kho, thành trại giam.

Những cánh đồng chết ở Campuchia dưới chế độ Polpot Images1044031_mok2
Các “Cánh Đồng Chết” trở thành biểu tượng của chế độ diệt chủng Pol Pot.
Những kẽ man rợ...
Kang Khek Ieu (tự Duch) - là một trong những tên đao phủ nguy hiểm và tàn bạo nhất của Khơme Đỏ...

Cuối tháng 4-1999, phóng viên báo Far Eastern Economic Review (FEER) đã
tiếp cận được tên đao phủ khét tiếng này ở Battambang, trước khi bị
Chính phủ Campuchia giải về Phnom Penh ngày 9-5-1999. Bí mật của cỗ máy
giết người tại trại giam Toul Sleng đã được đưa ra ánh sáng.
Những cánh đồng chết ở Campuchia dưới chế độ Polpot Dutch_tv_15aug07_210

Những cánh đồng chết ở Campuchia dưới chế độ Polpot Blog_yobanbe12153408981402

Bộ mặt tên đao phủ tàn bạo


Và hàng trăm ngàn người bị tra tấn dã man
Buổi gặp gỡ đầu tiên giữa Duch và phóng viên FEER diễn ra ngày 22 và
26-4-1999 trong cái chòi của hắn nằm trong khu rừng rậm ở tây
Campuchia. Đứa cháu gái của hắn đang mang thai và nằm sõng soài trông
như bị hôn mê. Đứa con trai ngồi gần đó, cái chân gỗ của nó là kết quả
của một vụ đạp mìn vào năm 1985. Bên ngoài cái chòi, mìn vẫn còn ẩn
giấu khắp nơi, như vết tích còn lưu lại của thời diệt chủng...
Những cánh đồng chết ở Campuchia dưới chế độ Polpot Images1086997_cam1
Những cánh đồng chết ở Campuchia dưới chế độ Polpot T029261a
Kể lại những hành động man rợ đã làm trước đây, Duch - còn được gọi là
Ta Pin hay Hong Pen, cầu nối trực tiếp giữa các thủ lĩnh Khơme Đỏ và
guồng máy giết người - trông có vẻ bình tĩnh. Song hắn đã bật khóc và
tỏ vẻ ân hận khi đưa ra các bản sao lệnh giết người mà trên đó có chữ
ký của mình.

Duch nói rằng các mệnh lệnh được ban ra từ ban lãnh đạo cấp cao của
Khơme Đỏ: “Thượng cấp đầu tiên của tôi là Vorn Vet thời chiến tranh.
Sau năm 1975, tôi báo cáo trực tiếp công tác của mình với Son Sen.
Tháng 7-1978, tôi được chuyển sang bộ phận do Nuon Chea quản lý, khi
Son Sen đến phía đông chỉ huy cuộc chiến chống lại bộ đội VN”. Duch đã
giết Vorn Vet tại Tuol Sleng sau khi tên này bị thanh lọc. “Ta Mok đích
thân bắt Vorn Vet tại nhà riêng. Lúc đó, Ke Pok cũng có mặt. Anh ta
chui xuống giường trốn vì quá sợ. Vợ của Nuon Chea đã kể lại với tôi
chuyện này”.

Duch tiết lộ thêm: “Quyết định bắt tất cả phụ nữ, trẻ em và thân nhân
của những người bị tình nghi (trong chiến dịch thanh lọc) được chính
quyền địa phương thực hiện. Bất cứ ai liên can đến thành phần tình nghi
đều bị giết sạch”.


Göng cuâm trong möåt xaâ lim Tuol Sleng

Duch cho biết ảnh chụp tất cả tù nhân đều được gửi đến Tuol Sleng để
cấp lãnh đạo Khơme Đỏ biết chắc thành phần chống đối mình đã nằm trong
rọ. “Với một số người (nạn nhân), Nuon Chea còn buộc tôi phải đưa cho
hắn các ảnh chụp cảnh hành hình để biết chắc họ đã bị khử.

Những cánh đồng chết ở Campuchia dưới chế độ Polpot Images85066_nan%20nhanok


Duch kể: “Mỗi bản khai của các nạn nhân đều được sao thành bốn bản. Tôi
nộp bản chính cho Son Sen và giữ một bản tại Tuol Sleng. Son Sen trao
một bản cho Nuon Chea và tên này trao tiếp cho những người khác tùy
từng vụ việc. Sau tháng 7-1978, tôi trực tiếp nộp các bản khai cho Nuon
Chea [...]. Tôi có một đường dây điện thoại đặc biệt tại nhà để liên
lạc trực tiếp với Son Sen. Nuon Chea ít nói chuyện qua điện thoại. Hắn
muốn tôi báo cáo ngay tại văn phòng. Nhưng Son Sen rất thích liên lạc
bằng điện thoại và hắn nói rất nhiều, đôi khi hơn một giờ”.

Giữa thập niên 1980, Khơme Đỏ đã cảm thấy sự bất ổn của chế độ mình và
tìm cách hủy bỏ chứng cứ. “Ngày 25-6-1986, Son Sen hỏi tôi về những hồ
sơ ở S-21 (bộ máy an ninh quốc gia của Khơme Đỏ, tức trại Tuol Sleng).
Tôi buộc phải nói với hắn sự thật rằng Nuon Chea chẳng hề thông báo gì
về việc bộ đội VN đang đổ sang Campuchia”. Chính vì chuyện này nên Duch
không kịp tiêu hủy hết giấy tờ liên quan đến tội diệt chủng của Khơme
Đỏ.

Những cánh đồng chết ở Campuchia dưới chế độ Polpot 80416khmer3
Khoảng 1,7 triệu người đã bị Khơme Đỏ giết hại


Tuol Sleng - trung tâm của mạng lưới nhà tù và trại hành quyết trên đất
Campuchia thời thập niên 1970 - là một ngôi trường cũ bị biến thành
trại giam để nhốt ít nhất 16.000 người bị cho là “phản bội” cùng thân
nhân họ. Chỉ vỏn vẹn bảy người sống sót từ trại giam này.

Thành phần bị bắt là những cán bộ “không trong sạch” và nhất là “không
xuất thân từ nông dân”. Chiến dịch thanh lọc của Khơme Đỏ ngày càng dã
man theo thời gian. Đầu tiên, những vụ bắt bớ xảy ra ở phía bắc, rồi
tây nam, tây bắc và phía đông.

Những tuần cuối cùng của năm 1978, Tuol Sleng chật kín người. Duch được
lệnh Nuon Chea tiến hành “bắn giết tất cả, không cần hỏi cung”. Khi bộ
đội VN tiến vào Campuchia ngày càng sâu, Nuon Chea ra lệnh giết luôn
một người Việt mà Duch muốn giữ lại để gây sức ép... Thi thể các nạn
nhân ở Tuol Sleng bị quẳng vào những hố chôn tập thể ở ngoại vi thị
trấn. Ngoài Tuol Sleng còn có một nhà tù khác ở Cherie O’Phnoe thuộc
tỉnh Kampot, do tên tướng một chân Ta Mok (tức “anh Năm”) phụ trách
(tên này chết ngày 21-7-2006).

Duch thừa nhận cách tra tấn của hắn còn dã man hơn Ta Mok. Cách giết
“kẻ thù của đất nước” thường là bằng súng nhưng cũng có khi bằng cách
cắt cổ. “Chúng tôi giết họ như giết gà” - Duch nói. Được hỏi tại sao
phải giết trẻ em và phụ nữ, Duch cho biết tất cả những ai đã bị bắt đều
phải mất mạng. Dường như sự tàn bạo mà Duch đã làm cũng như nỗi sợ hãi
các tên thủ lĩnh vẫn còn ám ảnh nên Duch thường nhắc đến chúng bằng tên
tắt, sợ rằng có ai đó nghe thấy...
Những cánh đồng chết ở Campuchia dưới chế độ Polpot Polpot-hobby

Bóng ma Khơme Đỏ


Hàng triệu người bị mất nhà cửa

Chế độ diệt chủng Khơme Đỏ đã thảm sát 1,7 triệu người Campuchia chỉ
trong vài năm cầm quyền của những cái đầu bệnh hoạn. “Cái đầu” lớn nhất
là Pol Pot đã chết năm 1998, gần một năm sau khi ra lệnh giết bộ trưởng
quốc phòng Son Sen của mình (cùng vợ hắn là Yun Yat và nhiều thân
nhân). Đến nay, Nuon Chea (nhân vật thứ hai sau Pol Pot trong tổ chức
Khơme Đỏ), Ieng Sary (ngoại trưởng) lẫn Khieu Samphan (“nguyên thủ quốc
gia”) đều bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến “cánh đồng chết”. Nuon
Chea, Ieng Sary cho rằng mình chẳng tội tình gì!

“Khi Pol Pot ra lệnh, thỉnh thoảng cũng có bất đồng nhưng tôi chỉ thực
hiện những gì ông ta yêu cầu. Tôi thật sự không biết gì về các vụ thảm
sát” - Ieng Sary từng trả lời phỏng vấn báo Cambodia Daily. Hồ sơ điều
tra - dựa vào các bức điện tín, biên bản những cuộc họp, báo cáo từ các
trại tù, sổ tay các viên chức Khơme Đỏ - kết luận: “Không ai trong
những người chịu trách nhiệm về cái chết của gần một phần ba dân số
Campuchia thời Khơme Đỏ lại có thể nói họ không hề biết gì”. Ngoài phần
thông tin liên quan đến Ieng Sary, hồ sơ này còn cho thấy vai trò của
Nuon Chea trong kế hoạch, phương án thảm sát cùng vai trò cụ thể của
năm tên thủ lĩnh Khieu Samphan, Ta Mok, Kae Pok, Sou Met và Meak Mut.
Tội của vợ Ieng Sary là Ieng Thirith cũng bị lột trần. Hơn nữa, còn có
nhiều bằng chứng cụ thể khác.


Những nạn nhân bị thảm sát man rợ tại nhà tù Tuol Sleng

Với nhiều người Campuchia, Khơme Đỏ vẫn là bóng ma ám ảnh khôn nguôi.
Cuộc thăm dò 1.000 người Campuchia năm 2008 do Trung tâm nhân quyền
thuộc Đại học California - Berkeley thực hiện cho biết gần 1/2 đối
tượng được hỏi nói rằng họ vẫn thấy bất an khi sống gần các cựu thành
viên Khơme Đỏ 2/3 nói rằng họ muốn những tên cựu cán bộ Khơme Đỏ phải
chịu đau khổ theo cách nào đó và 40% cho biết họ sẽ trả thù nếu có cơ
hội.

Cụ Chum Mey, 77 tuổi, một trong những người may mắn sống sót từ trại
giam tử thần Tuol Sleng, nói rằng đến tận giờ ông vẫn kinh sợ Duch đến
mức thậm chí không dám nhìn vào mắt hắn trong phiên xử sơ bộ tháng
11-2008. “Chúng tra tấn tôi ngày đêm trong ba tháng ròng. Chúng rút
móng tay rồi gắn điện vào tai tôi. Mắt tôi như muốn nổ ra”... Ký ức
kinh hoàng của cụ vẫn còn hằn sâu nơi nhiều nạn nhân khác.



Phóng viên BBC Guy De Launey ghi nhận: hiện là tổng thư ký Hội Chữ thập
đỏ Campuchia, Pum Chantinie còn nhớ như in ngày mà bà lê từng bước và
đẩy chiếc xe gỗ tự đóng trên quãng đường hàng trăm kilômet trở về Phnom
Penh vào tháng 1-1979 sau khi Campuchia được bộ đội VN giải phóng khỏi
ách Khơme Đỏ. Ngôi nhà tan hoang chẳng còn lại gì ngoài mớ dây kẽm gai
chằng chịt trước cổng. Những người thân sống sót gặp lại đều khóc than
kể khổ và sự tàn bạo của Khơme Đỏ. Họ hỏi tôi: “Tại sao? Tại sao?”, tôi
chỉ có thể trả lời rằng mình không bao giờ có thể hiểu tại sao, tại sao
chúng làm như vậy với gia đình chúng tôi và với người dân Campuchia”...

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết