Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Gặp con trai Công tử Bạc Liêu vừa “quy cố hương”

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gà_Con

Gà_Con
 Bronze Medal

Gặp con trai Công tử Bạc Liêu vừa “quy cố hương” 300_3_Con_trai_Cong_Tu_Bac_Lieu

Cuối năm 2008, dư luận xôn
xao khi biết con trai của Công tử Bạc Liêu nổi tiếng một thời là ông
Trần Trinh Đức đang sống lang bạt giữa Sài Gòn bằng nghề chạy xe ôm,
không nhà cửa. Sau nhiều trăn trở, ông Đức quyết định làm đơn gởi UBND
tỉnh Bạc Liêu xin căn nhà để ông được về quê hương sinh sống và dựng nơi
thờ tự cha ông. Lần lữa mãi, đến ngày 1/7/2010 vừa qua, ông Đức đã dắt
díu vợ con trở lại Bạc Liêu. Chúng tôi có cuộc hội ngộ cùng ông Đức ngay
tại dinh thự của Công tử Bạc Liêu xưa.








Nhìn ngôi Nhà Lớn (tên người dân quen gọi là nhà Công tử Bạc
Liêu), nơi ông Trần Trinh Đức sinh ra và được người cha gắn liền với
giai thoại “Đốt tiền nấu trứng” nức tiếng xứ Nam kỳ cưu mang, ông Đức
trầm ngâm, nét mặt thoáng buồn. Cảnh cũ còn đây, danh tiếng còn đó nhưng
anh em ông đã tứ tán mưu sinh khắp nơi, cả ngày giỗ của cha ông cũng
không tề tựu đông đủ, một phần là anh em nhiều dòng lâu năm không gặp,
phần là không có ngôi nhà chung làm nơi thờ tự. Có lẽ không ai tin rằng
Công tử Bạc Liêu một thời giàu có đến cuối đời không có nơi để con cháu
tới lui nhang khói. Ông Trần Trinh Đức bồi hồi nhớ lại thời vàng son của
gia đình. Ngày ấy ông nội ông là hội đồng Trạch (Trần Trinh Trạch) là
“vua lúa gạo Nam kỳ”, với trên 145 ngàn mẫu ruộng và cả chục ngàn mẫu
muối, gia đình thuộc hàng “danh gia vọng tộc”. Cha ông là con thứ ba (Ba
Huy) của Hội đồng Trạch, được cho đi học bên Tây, sống phóng khoáng
kiểu Nam bộ. Nhiều người trong dòng họ kể lại, tính Ba Huy rất dễ dãi,
ít rầy la ai kể cả người làm, hào phóng, xuề xòa chuyện tiền bạc. Ông
thường khuyên cha mình tặng sách, tập, nón... cho con em tá điền vào mùa
tựu trường. Với người Pháp, ông không khúm núm nịnh nọt như các điền
chủ khác, còn dám bỏ tiền thuê người Pháp (vốn xưng là dân mẫu quốc) làm
công cho mình, ông này làm đến ngày giải phóng mới về Pháp. Thời ấy,
ngoài vua Bảo Đại thì Công tử Bạc Liêu là người thứ hai ở Việt Nam sở
hữu máy bay riêng đi thăm ruộng. Ông cũng có chiếc xe hơi xịn ngang với
vị vua này.


Ông
Đức sinh ra lúc gia đình đã qua thời cực thịnh. Cuối đời cha ông sống ở
Sài Gòn. Ông Đức là con người vợ thứ hai của Công tử Bạc Liêu. Người vợ
thứ nhất của Công tử Bạc Liêu sinh một người con gái, sau bà sang sống
bên Pháp và không liên lạc với gia đình. Công tử Bạc Liêu sống với người
vợ thứ ba có được 4 người con. Sau khi Công tử Bạc Liêu qua đời (1973),
gia đình rơi vào cảnh khó khăn, mọi người tha phương tứ tán. Ông Đức
dạt về chợ An Đông (Q.5, TP.HCM) kiếm sống bằng nghề mua bán quần áo,
tivi cũ... Vợ chồng ông dành dụm mua được căn nhà nhỏ nhưng “họa vô đơn
chí”, cô con gái út của ông bị lừa tình lẫn tiền đến ngã bệnh, ông phải
bán căn nhà trả nợ và trị bệnh cho con. Trắng tay, cả gia đình ông dắt
díu qua Campuchia tìm kế sinh nhai nhưng vẫn cùng cực nên ông quyết định
về lại Sài Gòn. Ông bắt đầu chạy xe ôm (góc đường Điện Biên Phủ -
Pasteur) nuôi sống gia đình. Ông Đức cho biết, tiền thuê mướn nhà tăng
cao trong khi tiền chạy xe thì ít ỏi, con gái bệnh tật (tâm thần, liệt
chân), đến ngày giỗ cha mình ông cũng không đủ tiền về quê. Một lần, ông
khách đi xe ôm biết chuyện nên hướng dẫn ông làm đơn nói rõ hoàn cảnh
xin địa phương căn nhà làm nơi thờ cúng ông bà. Ông trăn trở nhiều đêm
mới quyết định làm đơn. “Không khéo người ta hiểu lầm mình” - ông Đức
trăn trở. Niềm an ủi lại đến khi địa phương nhận lời, đáng mừng là giám
đốc Công ty địa ốc Bạc Liêu hứa tặng ông Đức nền đất và hứa sẽ vận động
mạnh thường quân ủng hộ ông dựng căn nhà gỗ ba gian (kiểu Nam bộ) để ông
về lập nơi thờ cúng ông bà. Giám đốc khách sạn Công tử Bạc Liêu cũng
ngỏ lời nhận ông vào làm vì ông có vốn tiếng Anh khá tốt, nếu ông không
có việc làm.

Ngày
1/7 vừa qua, ông Đức chính thức đưa gia đình về quê hương. Hiện địa
phương sắp xếp cho ông chỗ ở tạm. Ông Đức vui mừng được quê hương bao
bọc nhưng cũng tỏ vẻ rụt rè khi chúng tôi hỏi về dự tính sắp tới. “Mình
được giúp đỡ chỗ thờ phụng ông bà là quý lắm rồi. Tôi không có nghề
nghiệp gì, nhưng còn sức khỏe và quen nghề chạy xe ôm nên có lẽ chạy xe
ôm tiếp. Đến khi yếu sẽ tìm nơi bán cà phê kiếm sống. Được sống giữa quê
hương, trên chính mảnh đất mình sinh ra là tôi vui rồi” - ông Đức tâm
sự. Khi tôi mời ông sang dinh thự của cha mình chụp vài tấm ảnh, ông
cũng tỏ vẻ e ngại khiến tôi phải xin phép cô quản lý. Ngôi Nhà Lớn vẫn
uy nghi đứng sững, con sông trước nhà vẫn trôi chảy như thuở nào, chỉ có
thời vàng son của Công tử Bạc Liêu đã cuộn trôi theo dòng nước bạc.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết