Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Miếng võ của những người đi khai hoang

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gà_Con

Gà_Con
 Bronze Medal


Hơn
200 năm qua, võ phái Tân Khánh Bà Trà (TKBT) của những người thuộc dòng
dõi nhà Tây Sơn đi khai hoang mở đất tại Đồng Nai – Gia Định được hình
thành và lưu truyền đến tận hôm nay.





Hơn
200 năm qua, võ phái Tân Khánh Bà Trà (TKBT) của những người thuộc dòng
dõi nhà Tây Sơn đi khai hoang mở đất tại Đồng Nai – Gia Định được hình
thành và lưu truyền đến tận hôm nay.


Nói
đến võ phái TKBT là nói đến nhiều giai thoại hào hùng của các bậc tiền
nhân đã có công gây dựng, sáng tạo và lưu truyền võ phái cổ truyền này.
Thế nhưng hiện nay, tại “cái nôi” nơi sản sinh ra môn võ này chỉ còn là
ký ức, là truyền thuyết đối với người dân huyện Tân Uyên và Thuận An,
tỉnh Bình Dương.

Sự kết hợp kỳ diệu của võ Tây Sơn và người Nam bộ

Vào
khoảng thế kỷ 17, có một số người di cư từ miền Thuận Quảng thuộc xứ
Đàng Trong đã nam tiến khai phá vùng đất Đồng Nai - Gia Định. Để có thể
an tâm định cư trên vùng đất mới, tại một vùng rừng núi nhiều thú dữ,
những người dân này từng bước rèn luyện, sáng tạo và hình thành nên môn
võ miệt rừng (còn gọi là võ lâm). Mỗi khi nhắc đến tên, người dân khắp
lục tỉnh Nam Kỳ đều biết tiếng. Những người di cư này đã lập ra làng
Tân Khánh, nay là thị trấn Tân Phước Khánh (huyện Tân Uyên, Bình
Dương). Tới vùng đất mới, họ mang theo mình truyền thống thượng võ,
những kỹ pháp võ thuật của quê hương Tây Sơn và đã tiếp tục phát triển
nó trong sự hòa trộn với những hệ thống kỹ thuật tại miền đất mới.

Miếng võ của những người đi khai hoang Chandung
Di ảnh thầy Võ Văn Phiên, người đào tạo các võ sư danh tiếng một thời

Dưới
triều vua Tự Đức (1848-1883), cuộc khởi nghĩa của dân làng Tân Khánh
chống lại quan lại thối nát làm tay sai cho ngoại bang ở địa phương đã
nổ ra, phản ánh tinh thần bất khuất của dân ở xứ này. Đến nay, nhiều
người dân địa phương vẫn tự hào về sự kiện kể trên và luôn nhắc về nó
gắn liền với tên tuổi của một người phụ nữ tên là Võ Thị Trà. Bà vốn
xuất thân từ nhà võ Tây Sơn, đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại bè
lũ quan lại thối nát là tay sai cho ngoại bang ở địa phưong trong 10
năm (từ năm 1850). Từ vùng đất Tân Khánh đến làng Bình Chuẩn (thuộc
huyện Thuận An, Bình Dương) đều được gọi là “đất bà Trà”. Cũng từ đó,
người dân gọi phái võ truyền thống xuất phát từ Tân Khánh, Bình Chuẩn
là “phái võ Bà Trà - Tân Khánh” hay “Tân Khánh Bà Trà”.

Những
hậu duệ đời sau của Bà Trà cũng trở thành những bậc thầy danh tiếng
như: thầy Hai Ất, thầy Ba Giá, cô Năm Vuông... tiếp nối tiền nhân, cũng
một thời làm rạng danh xứ võ Tân Khánh. Tiếp đến là thầy Sáu Trực, một
vị võ sư nổi tiếng vào những năm 1939-1959. Có nhiều môn sinh của võ
phái TKBT sau này danh tiếng còn vang dội hơn như: Thầy Bảy Phiên (Võ
Văn Phiên) là sư phụ của võ sư Hồ Văn Lành (tức võ sư Từ Thiện), Hồ Văn
Thứ (Tư Thứ), Hồ Văn Thạch (Tư Thạch), Võ Văn Ché...

Trong
thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, làng võ
TKBT đã có biết bao thanh niên võ dũng tiếp bước lên đường cầm súng bảo
vệ Tổ quốc: Nguyễn An Ninh, Đào Ngọc Báu, Trương Văn Phước... đã tiếp
tục làm rạng danh làng võ TKBT. Bên cạnh đó, để lưu truyền môn võ
truyền thống này, có võ sư Từ Thiện (Hồ Văn Lành), là người có thời
gian gắn bó lâu dài cùng những thế võ TKBT. Ông là người duy nhất
truyền dạy môn võ cổ truyền này và phát triển rộng ra Sài Gòn từ những
năm 1954 cho tới lúc cuối đời. Ngoài ra, còn có thầy Hồ Văn Thứ (Tư
Thứ) thời thanh niên đã xuôi ngược lục tỉnh miền Tây, dạy không biết
bao môn sinh.

Việt Nam cũng có “Võ Tòng”


Trước năm 1975,
võ sinh của TKBT đã đạt nhiều thành tích khi tham gia đấu võ đài do
Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn: Hai huy chương vàng
của Từ Thanh Nghĩa (năm 1970) và Hồ Ngọc Thọ (năm 1974); bốn huy chương
bạc của Từ Thanh Tòng, Từ Duy Tuấn, Từ Hoàng Út, Hồ Thanh Phượng. Ngoài
ra, 3 võ sinh Từ Thanh Nghĩa, Từ Trung Tín, Từ Y Văn đã từng được chọn
đại diện cho toàn miền Nam thi đấu bảy trận toàn thắng trước các nhà vô
địch của những nước Thái Lan, Lào, Campuchia.
Từ năm 1999 đến nay,
nhiều võ sinh của môn TKBT đã đạt nhiều thành tích cấp quốc gia ở các
cuộc thi võ Cổ truyền và ở các môn khác như Wushu, Quyền Anh.
Để
tìm hiểu thêm về võ phái TKBT, chúng tôi đã từng về lại vùng đất Tân
Khánh cách trung tâm TP.HCM gần 50 km về phía Đông – Bắc. Khó khăn lắm,
chúng tôi mới gặp được 2 bậc võ sư cao niên trong làng còn sót lại. Đó
chính là ông Tư Thạch và ông Tư Thứ đã ngoại bát tuần.

Trong
cuộc chuyện trò với 2 cụ, chúng tôi cảm nhận cái phong thái của con nhà
võ vẫn hiện rõ trên khuôn mặt. Thân hình các cụ không còn rắn chắc, đi
đứng tuy không còn oai vệ như thời trai trẻ, nhưng tinh thần vẫn minh
mẫn. Mặc dù, được các cụ cảnh báo là ở cái tuổi “bát thập hóa như nhi”,
mấy căn bệnh già đã ghé “thăm” nhưng câu chuyện về giai thoại của võ
TKBT vẫn được kể mạnh mẽ, nhiệt huyết, bay bổng đến lạ thường.

“Mấy
chú chắc nghe đến truyện Tàu có Võ Tòng “đả hổ”? Sự tích của mình cũng
có đó!”, ông Tư Thứ hỏi chúng tôi và ông chậm rãi kể lại: “Ngày trước
ông Hai Ất và ông Ba Giá là 2 anh em ở cái đất Tân Khánh, 2 ông đều là
đệ tử của bà Trà. Có lần, trời tối mịt mà ông Hai Ất không thấy em mình
là ông Ba Giá đi làm ruộng về nên ông Hai Ất sinh lo, chạy đi tìm ông
Ba Giá. Đến đoạn, ông Hai Ất thấy ông Ba Giá tay cầm cây cào cỏ Đậu thủ
thế, trước mặt ông Ba Giá là một con hổ to đang nằm phục dưới đất, móng
vuốt giương ra thủ thế. Ông Hai Ất biết là em mình đã có trận quần nhau
sinh tử với con hổ này. Ông Hai Ất nhanh trí, quăng ngay cái áo đang
mặc lên mình hổ. Con hổ tung mình lên cao và tức thời ông Ba Giá tung
ngay cú đá trí mạng vào bụng con hổ. Đau quá, con hổ chạy tuốt vào rừng
sâu”.

Rồi
như say sưa với câu chuyện, 2 cụ lại kể cho chúng tôi nghe về sự tích
bà Trà với đôi kiếm có ghi trên đó câu ''Anh chị ăn không trả tiền, hỏi
cặp kiếm ừ rồi đi'' treo ở cửa quán để răn đe những người thích ăn quịt
của người khác...

Những
sự tích nêu trên đã thôi thúc nhiều thanh niên thời đó theo học môn võ
TKBT. Và cũng từ môn võ này đã sản sinh ra nhiều bậc anh hùng kỳ tài
đóng góp cho đất nước trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết