Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Bàn thiên: Một vật chứng thời khai hoang còn lại

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gà_Con

Gà_Con
 Bronze Medal

Ngày
nay, trong quá trình đô thị hóa Bình Dương một tỉnh ởmiềnĐông Nam bộ
cũng như các tỉnh, thành phía Nam đang đi lên trên con đường công
nghiệp hóa - hiện đại hóa. Các khu công nghiệp đua nhau mọc lên như nấm
sau mưa. Đất đai dần dần thu hẹp nhường chỗ cho các nhà máy xí nghiệp
ra đời.
Cái
“bàn thiên” đã dần vắng mất trên những đường Phố đất hẹp người đông.
Tuy vậy ở nông thôn nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn đậm nét, kể cả
những lầu cao ở thành phố lớn, vẫn còn thấy người ta lưu giữ các “bàn
thiên” trên bao lơn, sân thượng chẳng hạn. Chứng cứ đó khẳng định rằng,
ngoài lòng sùng kính thiêng liêng theo tín ngưỡng truyền thống, vật
chứng này biểu hiện rõ nét đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân Nam bộ
ngày nay.
Thử
tìm hiểu thêm về cái “bàn thiên” một chứng tích thời khai hoang tồn tại
đến ngày nay xem sao! Người xưa quan niệm “Trời tròn đất vuông” trời
cao rộng vô biên, cao không nóc, rộng không vách, nên để lập một “bàn
thiên” cũng đơn giản, chọn một cây cột tròn có đường kính chừng một
tấc, cao cỡ ngang đầu người lớn, một tấm ván mỏng vuông khoảng 4 - 5
tấc giữa tấm ván đóng chặt xuống đầu cột. Đằng sau chòi và cây chéo
ngắn cho vững khi đặt đồ cúng không bị lật đổ là được Đầu còn lại vạt
nhọn đào lỗ cắm xuống đất Vậy là đã xong cái bàn thiên, việc còn lại là
vị trí cắm đâu. Chúng ta thử bàn thêm cho rõ nghĩa.
Ai
ai cũng biết “Tiền hiền khai khẩn. Hậu hiền khai cơ luôn mang tín
ngưỡng truyền thống của quê hương bản xứ từ vùng Thuận Quảng xa xôi đến
xứ sở lạ lùng, “Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê” này, họ những người
khai hoang mở đất đầu tiên này; cảm thấy mình quá cô đơn nhỏ bé trước
cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chỉ còn biết đặt niềm tin vào đấng thiêng
liêng tối cao đó là “Ông trời” người ta cho là đấng quyền năng ở rất xa
mà rất gần. Ngửa mặt là nhìn thấy trời, cúi đầu là thấy đất (Ngưỡng
diện kiến thiên, đê đầu thị địa), Trời là niềm tin, đất là hy vọng, chỉ
có trời mới có thể cứu nạn cho người (chân ướt chân ráo). Sống giữa bốn
bề “cỏ mọc thành tinh, rắn đồng biết gáy”! Thế là khái niệm thờ “Ông
trời” đã thật sự hình thành trong tư duy của người đi mở cõi. Cách thờ
“tạm thời” miễn thể hiện được câu “Hữu thành tất linh”.
Người
xưa lấy thân mình làm chủ thể để suy ra nguyên tắc: Đông vi tả, Tây vi
Hữu, Nam vi tiền, Bắc vi hậu (hướng Đông bên trái, Tây bên phải, Nam
phía trước, Bắc phía sau) mà định hướng tiến thủ cho ngôi nhà. Theo
nguyên tắc này, những ngôi nhà đầu tiên dựng lên trên vùng đất mới,
luôn quay mặt về hướng Nam. (Nam vi tiền đối lại Bắc vi hậu) để mỗi khi
bái tế người ta phải quay mặt vô bàn thờ tức là quay mặt về phía Bắc mà
hoài niệm tri ân tổ tiên, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Bởi
thế mà vị trí đặt “bàn Thiên” cũng tuân thủ theo nguyên tắc đó: Từ
ngạch cửa nhà trước đo ra 1 trượng (khoảng 4m) cắm cột “bàn thiên” giữa
sân nhà nơi trống trải để bàn ngó thẳng lên trời, hướng về phương Nam
tùy diện tích đất sân nhà rộng hẹp khắc nhau.
Vật
cúng cũng đạm bạc đơn sơ như cơ ngơi của nó: gạo và muối, ông cha ta
rất quý trọng gạo muối, coi nó là “hạt ngọc của trời, hạt châu của
biển” vì nó là thành quả của quá trình lao động gian khổ. Đến ngày sóc,
vọng lễ phẩm có khá hơn: nhang đèn, bông trái, nước sạch và gạo muối mà
gọi ông bà ta là: hương đăng hoa quả bạch thủy, mễ diêm. Đến đêm ba
mươi Tết. Trừ Tịch giao thừa mừng năm mới bàn thiên cũng là nơi thiết
lễ “Tống cụ nghinh tân” các ông Hành binh, Hành khiển vật cúng có khá
hơn nhưng không ngoài sản phẩm nông nghiệp.
Theo
các kỳ lão thì lời khấn vái trước “bàn thiên” cũng giản dị nhầm cầu
nguyện gia đình bình yên khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi làm ruộng trúng
mùa mà đối tượng cầu nguyện là “trời đất”. Và “ai đó”mắt trần không
thấy được. “ÔVáivan Hoàng thiên Hậu thổ” đất nước ông bà hoặc “khấn vái
những vị khuất mặt khuất mày”...
Vật
chứng “bàn thiên” giờ đây cũng đi vào công nghiệp. Người ta xây bằng
gạch tô xi măng. Cẩn gạch men hay sơn màu xanh đỏ nhưng có trang trí
đẹp đẽ thế nào mà lòng thành của chủ nhân nó không đặt trọn niềm tin
vào đấng thiêng liêng tối cao thì “bàn thiên” vẫn không được coi là
“gia bảo”của mỗi nhà được.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết