Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

“Cá thần” nghìn tuổi ở Bắc Ninh là giống cá gì?

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

lucario

lucario
 Bronze Medal

(VTC News) -
Về hình dáng, khá giống cá chép, tuy nhiên, thân lại dài hơn cá chép
thường và chẳng “ông cá” nào có vẩy. Các “ông cá” đều có màu sắc lạ.
Hai “ông” thân màu đen, có điểm một số vệt đỏ ở khắp thân. “Ông cá” còn
lại thì nhiều màu đỏ hơn.
“Cá thần” nghìn tuổi ở Bắc Ninh là giống cá gì? DSC07384_1
"Cá thần" trong giếng Ngọc được cho là cá chép.

một điều đặc biệt, mà người dân làng Diềm ai cũng biết và ấn tượng, đó
là các “ông cá” chỉ chung thủy với giếng Ngọc, nhất định không chịu đi
đâu.

Tổng cộng đã có 3 trận lũ khủng khiếp, vào các năm 1945,
1957 và 1971. Khủng khiếp nhất là trận lụt năm 1957 do vỡ đê Mai Lâm và
trận lụt năm 1971 do vỡ đê sông Hồng. Hai trận “đại hồng thủy” đó đã
nhấn chìm cụm di tích này đến tận nóc. Miệng giếng Ngọc thì chìm dưới
vài mét nước.

Sau mỗi trận lụt, dân làng lại dọn dẹp, thau rửa
phù sa nhầy nhụa khắp nơi, rồi tát giếng Ngọc để thau rửa. Cả 3 lần
người dân làng Diềm đều vô cùng kinh ngạc, khi tận mắt 3 “ông cá” vẫn
bơi lội tung tăng trong giếng, trong khi, các ao cá của dân đã sạch
trơn cá mú.

Có một điều đặc biệt nữa, đó là, chỉ có duy nhất 3
“ông cá thần” này sống được ở giếng Ngọc, các loài khác không bén mảng
đến giếng. Trong giếng không có bất kỳ con ốc, nhái, ếch nào. Vào tháng
3, mưa rào, chẫu chuộc, nhái bén đẻ đầy bờ ruộng, nhảy cả vào giếng
nước của dân, thế nhưng, tuyệt nhiên chưa từng có con gì xuống giếng
Ngọc.
“Cá thần” nghìn tuổi ở Bắc Ninh là giống cá gì? DSC07396_1
Đã 3 lần ngập lụt, song các "ông cá" vẫn chung thủy với giếng Ngọc làng Diềm.
Đã
có thời gian, sau khi họp đông đủ các cụ bô lão, dân làng đã quyết định
thả thêm 4 cá chép nữa, gồm cả đực lẫn cái, để các “ông” có thêm bạn
hiền, đỡ cảnh sống cô độc. Biết đâu, các cuộc hôn phối diễn ra, lại cho
ra đời một đàn “cá thần” nữa, thì quả là quý giá. Tuy nhiên, 4 con cá
chép thả xuống cứ nổi lều phà lều phều, liên lục ngớp kiểu sắp chết.

Biết
rằng 4 con cá chép này không hợp với môi trường nước của giếng Ngọc,
nên mọi người quyết định vớt lên rồi phóng sinh xuống sông. Vừa thả
xuống sông Cầu, 4 chép đã quẫy oảng một cái rồi mất tăm mất tích.

Nhiều
người trong làng Diềm và du khách cũng đã thả rùa xuống giếng Ngọc,
song y rằng, mấy con rùa, kể cả loài rùa tai đỏ hung dữ, sẵn sàng đớp
chết cá lớn, cũng lổm ngổm bò lên bờ. Chúng chạy một mạch ra cánh đồng
cách giếng Ngọc không xa.
“Cá thần” nghìn tuổi ở Bắc Ninh là giống cá gì? DSC07393_1
Dù hòm công đức được để trên thành giếng...
“Cá thần” nghìn tuổi ở Bắc Ninh là giống cá gì? DSC07394_1
Dù bảng nội quy rõ rành rành...
“Cá thần” nghìn tuổi ở Bắc Ninh là giống cá gì? DSC07422_1
Song du khách vẫn vô tư rải tiền xuống giếng.
Hiện
tại, chưa ai dám chắc chắn 3 “ông cá thần” trong giếng Ngọc là loài cá
gì. Người thì khẳng định, các “ông cá” rất giống với loài cá ở “suối cá
thần” trong Cẩm Thủy (Thanh Hóa), người thì bảo đây là loài cá chép.

Ông
Phó Chủ tịch xã Đỗ Văn Hoan cũng bảo, chưa có nhà khoa học nào nghiên
cứu, nên chưa có kết luận chính xác về giống loài của 3 “ông cá”.

Về
trọng lượng, mỗi “ông cá” nặng chừng 2kg. Về hình dáng, khá giống cá
chép, tuy nhiên, thân lại dài hơn cá chép thường và chẳng “ông cá” nào
có vẩy. Các “ông cá” đều có màu sắc lạ. Hai “ông” thân màu đen, có điểm
một số vệt đỏ ở khắp thân. “Ông cá” còn lại thì nhiều màu đỏ hơn. Tuy
nhiên, “ông cá” có màu sặc sỡ này cũng không giống loài chép vàng, chép
đỏ mà nhân dân thường cúng trong ngày ông Táo.

Theo bác Nguyễn
Ngọc Điệp, thủ nhang của đền Cùng, trên đầu các “ông cá” đều có chữ lạ,
kiểu như chữ Hán cổ. Tuy nhiên, những chữ lạ đó là chữ gì thì mỗi người
nói một kiểu, chưa chắc chắn.
“Cá thần” nghìn tuổi ở Bắc Ninh là giống cá gì? DSC07396_2
Trên đầu các ông cá có chữ lạ?
Các
“ông cá” đều có cái mõm dài, trông như cái loa, râu cũng dài đến 2-3cm.
Thi thoảng, các “ông cá” lại dí mõm vào tường gạch để rỉa. Bác Điệp
cũng khẳng định rằng, các ông cá chỉ ăn rong rêu, sinh vật phù du trong
giếng Ngọc, chứ không ăn những thứ du khách ném xuống giếng. Chính vì
thế, Ban quản lý di tích nghiêm cấm việc du khách ném đồ ăn xuống
giếng, để tránh nước bị ô nhiễm.

Quy định cấm ném thức ăn
xuống giếng được du khách thực hiện nghiêm túc, song không cản nổi việc
du khách rải tiền xuống giếng. Mặc dù đã có tới 2 chiếc hòm công đức
đặt ở thành giếng và 2 tấm biển ghi rõ “Quý khách không thả tiền xuống
giếng”, nhưng du khách vẫn vô tư rải tiền xuống. Ông Bích lắc đầu ngán
ngẩm: “Chuyện đặt lễ cầu phúc lộc liên quan đến tâm linh, nên ngăn cản
khó lắm. Cứ một chốc một lát chúng tôi lại phải vớt tiền lên, kẻo ô
nhiễm nước trong giếng. Còn tiền xu thì mỗi khi tát giếng, với được cả
thúng, han gỉ hết!”.

Theo tục lệ từ xưa đến nay, cứ vào tiết
Thanh Minh, mùng 3-3 âm lịch, dân làng Diềm lại tổ chức tát giếng, làm
sạch nơi ở cho các “ông cá”.
“Cá thần” nghìn tuổi ở Bắc Ninh là giống cá gì? DSC07445_1
Chiếc cối đá này là "nhà tạm" của các "ông cá" trong ngày 3-3 âm lịch.
Việc
tát giếng diễn ra khá cầu kỳ. Dân làng chọn những trai thanh, gái lịch
làm nhiệm vụ tát giếng. Âu chứa nước được mang ra, rồi nam thanh nữ tú
xếp thành nhiều hàng, trai múc nước, chuyền tay cho các cô gái, đến khi
nào cạn nước mới dừng lại. Các âu nước được chuyền tay theo nhịp những
làn điệu dân ca “vang rền nền nảy” của quan họ làng Diềm.

Điều
đặc biệt, các cô gái đang đến ngày hành kinh sẽ không được phép đến gần
giếng Ngọc, chứ đừng nói đến chuyện tát nước. Theo các cụ già trong
làng, truyền thuyết kể rằng, hễ cô gái nào “đến ngày”, động vào giếng
Ngọc, nước sẽ lập tức đổi màu. Những ngày bình thường, chị em “đến
ngày” cũng không dám xuống giếng, mà phải nhờ người khác múc nước giúp.


Khi tát cạn giếng, các “ông cá” được đưa lên cối đá cổ đặt cách
giếng chừng 20m. Một người đức cao vọng trọng trong làng sẽ được cử
xuống giếng thau rửa. Sau khi thau rửa giếng sạch sẽ, nước ngấm xâm xấp
giếng, các “ông cá” mới được đưa trở lại “ngôi nhà” của mình. Quá trình
phải ở trong cối đá là khá lâu, song các “ông cá” vẫn sống khỏe.
“Cá thần” nghìn tuổi ở Bắc Ninh là giống cá gì? DSC07455_2
Du khách chuẩn bị lễ vật cúng "cá thần" cầu phúc lộc.
Ngoài
việc làm nơi ở tạm của các “ông cá” trong ngày 3-3 hàng năm, thì chiếc
cối đá này còn có một nhiệm vụ khá đặc biệt. Các chàng trai trong làng
Diềm, khi đi hỏi vợ, phải tự tay đem gạo nếp ra cối đá rồi dùng nước
giếng Ngọc vo gạo, đồ xôi. Xôi nếp thơm lừng được nấu bằng nước giếng
Ngọc, vo bằng cối đá làng Diềm là thứ không thể thiếu trong lễ vật của
nhà trai.

Theo ông Nguyễn Viết Bân, nguyên Giám đốc trung tâm
Cá giống Nhật Tân, chuyên gia cá hàng đầu Việt Nam, ở miền Bắc nước ta,
xuất hiện nhiều loại cá chép lạ, chẳng hạn cá chép không vẩy, hoặc trên
thân có chỗ có vẩy, có chỗ không có vẩy, hoặc thân thể loang lổ nhiều
màu sắc.

Nhiều người nhìn loài chép này thấy lạ, thậm chí sợ
hãi, cho đó là cá ma, hoặc thần thánh, song thực tế chúng hoàn toàn là
cá bình thường. Theo ông Bân, loài chép không vẩy, thân thể loang lổ là
loài chép được lai tạo giữa chép Hung-ga-ry, chép Việt Nam và chép
Indonesia.

Năm 1972, các nhà khoa học Hung-ga-ry đã tặng Viện
Nghiên cứu thủy sản I (ở xã Đình Bảng, Bắc Ninh) 4 cặp cá chép có nguồn
gốc từ Hung-ga-ry. Loài chép này mình ngắn, nhẵn nhụi, không có vẩy,
lớn nhanh, ăn tạp, sống khỏe.

Các nhà khoa học đã đem cá chép
Hungary lai với chép Việt Nam thịt thơm ngon, nhằm tạo ra giống chép
mới cho năng suất và chất lượng cao.

Đến năm 1986, giống chép
mới này lại được lai với cá chép Indonesia tạo ra giống chép mới nữa.
Những con chép không vẩy chính là gene lặn không vẩy từ đời tổ tiên của
chúng lại thể hiện ra trong các thế hệ bây giờ.

Theo ông
Nguyễn Viết Bân, ngoài chép không vẩy, còn một loại cá chép trông khá
kỳ dị với lớp da loang lổ, nhiều màu sắc, trông rất lạ, có vẻ giống với
các “ông cá” ở giếng Ngọc.

Kỳ thực, đây là loại đột biến sắc
tố trong cấu trúc di truyền của giống cá chép Hung-ga-ry lai với chép
Việt. Vì chép Việt màu hồng, chép Hungary màu đen, nên khi bị đột biến
sắc tố, sẽ cho ra một loài có màu sắc loang lổ như vậy.

Như
vậy, có thể nói, không những ở giếng Ngọc, mà nhiều ao hồ, sông suối ở
miền Bắc nước ta đều có loài cá chép lạ, với thân thể loang lổ, không
có vảy. Tuy nhiên, điều khó hiểu là loài cá chép lạ này chỉ xuất hiện ở
nước ta chưa đến 40 năm nay, song 3 “ông cá” trong giếng Ngọc, theo lời
kể của các bô lão làng Diềm, thì đã có tuổi hàng trăm, thậm chí theo
truyền thuyết thì đã có cả ngàn năm nay!

Sự thật về 3 “ông cá”
trong giếng Ngọc hiện vẫn chìm trong bí ẩn. Tuy nhiên, dù sao, truyền
thuyết về các “ông cá” cũng là một câu chuyện đẹp, khiến cho quần thể
di tích làng Diềm thêm phần quyến rũ, hấp dẫn du khách xa gần.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết