Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Cù lao “thần đèn” (cù lao ông chưởng)

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gà_Con

Gà_Con
 Bronze Medal

Cù lao “thần đèn” (cù lao ông chưởng) Avatar
Di dời cổng chùa Vĩnh Tràng, một trong những dấu ấn của “thần đèn” xứ cù lao.

(Xuân 2010) - Cù lao Ông Chưởng (huyện Chợ Mới, An Giang) gần đây nổi danh là xứ sở của những “thần đèn”. Nơi đây không chỉ có đến hơn 50 đội di dời công trình chuyên nghiệp, mà còn khai sinh ra người được công chúng suy tôn là “thần đèn”. Điều đáng nói các “thần đèn” lại là những “hai lúa” trình độ… trường làng.
Chiếc nôi “Thần đèn”
Vừa vào địa phận xã Long Điền A, tôi có cảm giác như đang lạc vào xứ sở “thần đèn”. Ven hai bên đường về hướng trung tâm huyện có đến hàng chục biển hiệu giới thiệu, quảng bá về “thần đèn”: “Đội dời nhà” hoặc “Chuyên di dời nhà cửa” kèm theo tên cúng cơm và thứ bậc trong gia đình. Chính vì vậy mà tôi dễ dàng tìm ra “thần đèn” Tư Lũy - ông chủ của chiếc xe ôtô 7 chỗ ngồi trị giá hơn nửa tỉ bạc nổi bật với hàng chữ “Thần đèn” đỏ rực đậu ngay khu vực bến đò Lộ Mới, ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A.

Ông Lũy đang chuẩn bị “phóng” lên Đồng Nai nhận hợp đồng. “Công việc bù đầu, vừa đi Vũng Tàu chỉ huy cho đám thợ kê kích chuẩn bị di dời ngôi nhà lầu 3 tầng, giờ phải “bay” ngược lên Đồng Nai” - Tư Lũy mở đầu câu chuyện một cách chân chất.
Tư Lũy tên thật là Lương Thành Lũy, một trong những người đầu tiên “phát minh” ra nghề di dời nhà, nhưng có lẽ vì cái lối ăn nói quê mùa, chân chất mà mãi đến năm 2006 - khi di dời thành công 2 di tích cấp quốc gia thuộc diện “thầy chạy, bác sĩ chê” ở tỉnh Tiền Giang là cổng chùa Vĩnh Tràng (TP.Mỹ Tho) và đình Long Hưng (huyện Châu Thành), ông mới được giới truyền thông nhắc đến.

Ôn lại chuyện cũ, Tư Lũy không thể quên thời khắc 1990, năm huyện Chợ Mới đầu tư mở rộng con lộ huyết mạch, khiến ngôi nhà lợp ngói đẹp vào bậc nhất xã mà ông vừa cất xong cho Hai Lai chưa kịp ăn tân gia thì nhận hung tin vi phạm lộ giới đến 5m.

Ông Lai tiếc đứt ruột: “Nhà mới cất! Tư Lũy xem có cách gì cứu?”. Sau nhiều đêm suy nghĩ, moi hết chuyện xưa, tích cũ mà vẫn chưa thông, bỗng một đêm nhớ đến đường rảnh mà sư phụ mình là Sáu Cà-dơm vẫn thường hay thiết kế mỗi khi hạ thủy ghe tải trọng lớn, Tư Lũy bật dậy: “Kỳ này Hai Lai được cứu rồi!”.
Sau một tuần chuẩn bị với mấy con đội, thân gỗ tròn làm ống lăn…, Tư Lũy đã chỉ huy đám thợ mộc di dời an toàn căn nhà ba gian lùi hơn 5m. Tiếng lành đồn xa, hết dân trong xã, trong huyện rồi đến dân miệt Hồng Ngự (Đồng Tháp) kéo đến nhờ “giải cứu” nhà vi phạm lộ giới khiến Tư Lũy vét hết đám thợ hồ, thợ mộc trong xóm phụ giúp mà vẫn không xuể, nên phải mộ thêm cánh thợ tại chỗ. “Thuốc dạy thầy, cây dạy thợ”, sau thời gian giúp việc cho Tư Lũy, nhiều người đã học được nghề rồi tách ra làm riêng, trong đó có người mà sau này giới truyền thông tôn vinh là “thần đèn”.
Cù lao “thần đèn” (cù lao ông chưởng) PDF_Xuan2010_img_194-a
“Thần đèn” Ba Bé kiểm tra đồ nghề trước giờ xuất quân.
“Phép màu” Thần đèn

Cuộc trò chuyện giữa tôi và Tư Lũy liên tục bị gián đoạn bởi những cú điện thoại từ các nơi gọi đến “đặt cọc” trước để “thần đèn” lên lịch. Như đọc được suy nghĩ của tôi, ông lấy từ tủ ra mẫu hợp đồng với những quy định ngặt nghèo: Khi nâng hoàn thành công trình, các nách đố không được rạn nứt; nếu có vết nứt phải nhỏ hơn 1cm, trường hợp lớn hơn, bên A không trả tiền công. “Trời đất, kỹ sư còn không dám!”. Không đợi tôi dứt lời, Tư Lũy cắt ngang: “Nhờ vậy mà tụi tui mới có đất sống”.
Không chỉ vượt mặt trên lĩnh vực văn bản, các “thần đèn” trên đất cù lao này còn thắng áp đảo các kỹ sư trên lĩnh vực thực hành khi mạnh dạn nhận và hoàn thành tốt nhiều công trình thuộc diện “thầy chạy, bác sĩ chê” như: Di dời chùa Ông - chùa Bà (Sóc Trăng), cổng chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang)…
"Thần đèn” Tám Được (Lê Văn Được) ở ấp Long Hòa 2, Long Điền A nhớ lại: Năm 2003, khi lãnh di dời công trình chùa Ông - chùa Bà (huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng), nhiều người bảo tụi tui điên nặng vì ngôi chùa có hơn 100 năm tuổi này không có đà kiềng và đang xuống cấp trầm trọng, chỉ cần một sự cố nho nhỏ là tất cả đổ sụp. Đã có không ít kỹ sư bỏ cuộc, nhưng Tám Được vững tin vào tay nghề của mình.

Sau khi huy động 30 lực điền đào sâu hai bên vách, đổ đà kiềng, anh mới bắt đầu hành động. Nhiều người dân địa phương tỏ ý không tin nên thách đố: “Dời được chùa, chặt đầu tui”. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng đường trượt, anh phát lệnh: Palăng, kéo! Ngôi chùa dần chuyển động đi xa 17m, cao thêm 1,5m một cách êm ru.
Những thành công vang vội này chính là giấy thông hành, mở đường cho “thần đèn” xứ cù lao vươn khỏi miền sông nước Cửu Long, vươn lên thống trị cả miền Đông Nam Bộ rồi vùng cao nguyên rộng lớn: Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Đắc Lắc… Phép màu chăng? Nếu có, thì đó chính là phép màu của mồ hôi và nước mắt mà các “thần đèn” ở cù lao Chợ Mới đã dày công khổ luyện.

Do đa số xuất thân từ dân “hai lúa” trình độ… trường làng, nên thoạt đầu họ chỉ có thể nâng nhà gỗ cao thêm 3 - 4m vượt lũ hay dời sang nơi khác tránh việc đập bỏ tốn kém. Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, dần dần họ tiến tới giải mã được cách tính toán trọng lượng theo phương pháp đơn giản nhất để đảm bảo việc di dời hoặc xoay chiều đổi hướng nhà lầu 4-5 tầng băng qua kênh mương, hầm hố bùn lầy mà không ảnh hưởng đến bất cứ sinh hoạt thường ngày nào của gia đình.
“Đất lành chim đậu”, từ một vài mô hình vào những năm đầu thập niên 1990, đến nay toàn huyện có hơn 50 đội “thần đèn” có mặt khắp các xã với quân số bình quân từ 10-15 người/đội. Bên cạnh những công ty chính quy có vốn điều lệ từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng như Tư Lũy, Duy Cường, Như Tiên, Hai Lý, Ba Bé, Tư Nghĩa, Út Mập, Bảy Liễm, Ba Tuấn…., mỗi địa phương còn có hơn chục “tiểu thần đèn”, là những thanh niên trẻ sau thời gian “bái sư”, thọ giáo được “bí kíp” mới ra riêng, lãnh những công trình nhỏ lẻ.

“Thần đèn” như có ma lực khi ám cả nhà, thậm chí cả họ như gia đình ông Ba Bé (Nguyễn Văn Bé), Tám Được (Lê Văn Được), cả cha và các con cùng làm “thần đèn”. Riêng trường hợp Tư Luỹ có đến 4 anh em cùng làm “thần đèn” gồm: Anh thứ ba Lương Văn Chiến, em kế Lương Văn Hồng và em út Lương Văn Quới.
Mùa xuân “Thần đèn”
Tuy chỉ thu từ 20-30% giá trị công trình, nhưng nhờ có việc làm quanh năm nên nghề “thần đèn” đã giúp không ít gia đình từ đói nghèo vươn lên có việc làm ổn định, khá giả, thậm chí trở thành đại gia với nhà cao, cửa rộng, xe hơi đời mới. Điển hình là Tư Lũy, từ người thợ mộc tầm tầm, ít người biết tiếng, nhưng từ ngày chuyển nghề, ông không chỉ được xếp lên ngôi vị “thần” mà còn xây nhà lầu, sắm xe hơi đời mới.
Theo ông Nguyễn Danh Trung, nghề “thần đèn” còn mang lại sức xuân cho nhiều địa phương: “Không chỉ tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên tại chỗ, các đội “thần đèn” còn góp phần giúp các cơ quan nhà nước hoàn thành nhiệm vụ đầy thách thức: Vận động người dân thực hiện di dời nhà, giải phóng mặt bằng theo hướng tích cực nhất và bền vững nhất”. Ngoài ra, theo ông Trung, những việc làm độc đáo của làng nghề độc đáo này còn góp phần quan trọng vào việc quảng bá thương hiệu, tên tuổi của Chợ Mới trong công cuộc phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư…

Chính những đóng góp tích cực này của làng nghề đã thôi thúc vị chủ tịch huyện nổi tiếng bám cơ sở ở Chợ Mới quyết tâm thực thi kế hoạch: Xây nền vững chắc, tạo đà cho nghề “thần đèn” vươn cao, bay xa với tương lai tràn ngập sức xuân. “Ngay trong dịp tết này, huyện sẽ tổ chức “bữa cơm thần đèn” để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng thành viên, làm cơ sở xác lập kế hoạch hỗ trợ sát thực”.

Cũng theo ông Trung, bên cạnh những dự tính hỗ trợ huấn luyện kỹ thuật cơ bản, hướng dẫn thủ tục hành chính, Chợ Mới cũng sẵn sàng hướng đến tổ chức đại hội “thần đèn”, vừa tôn vinh “thần đèn”, vừa tổng kết kinh nghiệm để các chuyên gia đầu ngành tổng kết, giúp những “thần đèn” chân đất hướng hoạt động đi vào chiều sâu chất lượng và hiệu quả. Đó chính là cánh én báo hiệu một làng nghề đang háo hức sức xuân!

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết