Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Gặp cụ ông 115 tuổi ở Nhơn Mỹ, Chợ Mới (quê nội mình đấy ^^)

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gà_Con

Gà_Con
 Bronze Medal

Gặp cụ ông 115 tuổi ở Nhơn Mỹ, Chợ Mới (quê nội mình đấy ^^) 24_cuchan844
Cụ Chấn và con dâu.

Nghe tiếng khách lạ, cụ Chấn cố gắng ngồi dậy, hai tay run rẩy vịn thành giường, nhưng cụ lại không tự mình dậy nổi. Con cụ, một ông lão cũng gần... tuổi 80 đến nâng cụ dậy. Cụ Chấn móm mém cười, nói trong hơi đứt quãng: "Yếu, tui yếu lắm rồi. Không biết sống có thọ không". Người con cụ cười rồi bảo: "Tía sống 115 tuổi rồi mà không gọi là sống thọ sao"!

Cụ ông Đoàn Văn Chấn, 115 tuổi, sinh sống ở cù lao Ông Chưởng, một cù lao rộng lớn, trù phú nhất miệt đồng bằng sông Cửu Long, cũng là nơi có nhiều cụ có tuổi thọ cao nhất miền Tây...Cù Lao Ông ChưởngDòng tộc của cụ ông Đoàn Văn Chấn là một trong số ít những dòng tộc, sinh sống hàng trăm năm ở nơi đây, khai phá mảnh cù lao mang tên ông Chưởng này. Một cù lao rộng lớn, trù phú nhất miệt miền Tây, nằm giữa hai con sông lớn: Tiền Giang - Hậu Giang. Bao gồm 5 xã của huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang): Kiến An, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ và Long Giang.Cù lao này hứng trọn luồng chảy từ sông Mê Kông về, vào mùa lũ, hàng ngàn loại tôm cá đổ về, tràn lên các cánh đồng ngập nước, đẻ trứng, sinh con, rồi khi nước rút lại men theo các kênh rạch trở về sông cả, bị người dân chặn lại, bắt được nhiều đến nỗi cá tôm ăn không hết, làm nước mắm, có khi đổ thành từng đống để làm... phân bón. Vì thế miền Nam mới có câu ca dao: "Chiều chiều quạ nói với diều. Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm".Theo một số vết tích còn lại, thì đã có một số nhóm người gốc miền Trung vào đây từ rất lâu. Họ ở rải rác dọc theo bờ sông Tiền, sông Hậu, khu vực cù lao Ông Chưởng là một trong những cù lao đầu tiên ở miền Tây có người sinh sống. Theo những tư liệu lịch sử, dưới chế độ thực dân Pháp (1867 - 1945): khu vực Bassac (Hậu Giang) gồm 6 hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Trà Ôn, Sóc Trăng, Rạch Giá (hạt Sa Đéc thuộc về khu vực Vĩnh Long).Cụ Đoàn Văn Chấn ra đời từ những ngày Long Xuyên (nay là An Giang) còn được gọi là hạt Long Xuyên. Cụ Chấn sinh năm 1894. Mãi đến ngày 20/12/1899, thực dân Pháp ra nghị định bãi bỏ các hạt đổi thành tỉnh. Đến năm 1910, 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc mới có 279.933 người, chiếm 14,2% dân số đồng bằng sông Cửu Long.Cụ ông 115 tuổiNằm cách thành phố Long Xuyên chừng hơn 10km, qua bến đò Sơn Đốt (huyện Châu Thành). Từ bên kia huyện nhìn qua cù lao Ông Chưởng chỉ thấy một màu xanh ngút ngàn, yên ả. Nhưng qua cù lao, mới thấy, nó không yên ả, thanh bình như cái vẻ bề ngoài, nhà cửa san sát, chen chúc nhau, cũng ồn ã, náo nhiệt không khác chi ở thành phố Long Xuyên. Qua được bến đò, hỏi ông Đoàn Văn Chấn, cụ ông 115 tuổi, không người lớn, người nhỏ nào lại không biết.Nhà ông Chấn chỉ cách bến đò Sơn Đốt chừng nửa cây số. Khi chúng tôi đến, cụ Chấn nằm trên chiếc sập gụ kiểu miền Tây. Giờ cụ Chấn đã yếu đi nhiều, so với cách đây hơn 2 năm, khi chúng tôi có dịp ghé thăm cụ. Nhưng cụ còn minh mẫn, nghe tiếng người lạ, trầm ngâm một lúc rồi cụ khẳng định rằng chúng tôi từ TP HCM xuống.Cụ chỉ nhớ thế, cũng bởi cụ chỉ gặp chúng tôi có đúng một lần. Duy có điều, da dẻ của cụ vẫn hồng hào không nhăn nhúm. Tai của cụ đã lãng, khi muốn nói, hay hỏi cụ chuyện gì, đều phải ghé sát vào tai, cụ mới nghe. Giọng của cụ cũng yếu đi nhiều, răng cụ đã rụng hết. Khó khăn lắm, chúng tôi mới có thể hỏi chuyện cụ, và cũng thật khó khăn, phải nhờ con của cụ là ông Đoàn Văn Tiển - người con thứ sáu của cụ, cũng gần tuổi 80, làm "phiên dịch", chúng tôi mới trò chuyện với cụ dễ dàng...Cho đến giờ, ông Tiển còn giữ nhiều giấy tờ của gia đình, trong đó có thẻ căn cước có số 06488373 mang tên Đoàn Văn Chấn do chính quyền chế độ cũ cấp ngày 29/6/1970, sau này, có nhiều đợt đổi lại chứng minh nhân dân, nhưng lúc ấy, cụ Chấn đã gần 80 tuổi, không biết sống chết thế nào. Nên bây giờ, cụ Chấn chỉ có cái thẻ căn cước này chứng minh cái tuổi 115 của cụ.Ông Tiển cho biết, vào năm 1955 cụ đã được cấp thẻ căn cước một lần rồi. Trên thẻ căn cước này ghi rõ cụ Đoàn Văn Chấn sinh năm 1894, tại Nhơn Mỹ, Long Xuyên, cha tên Vệ, mẹ là Trịnh Thị Thoại. Thẻ này còn có những chỉ số: ông cao 1m60, nặng 55 kg.Ông Tiển chỉ lên hàng cột nhà, trên ấy, ông Tiển trang trọng treo lên những bằng khen của Hội Người cao tuổi Việt Nam, mừng thọ cụ Đoàn Văn Chấn, bằng khen gần nhất ghi: Mừng thọ cụ Đoàn Văn Chấn, 114 tuổi, ấp Nhơn An, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Bằng khen do ông Nguyễn Tấn Trịnh - Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam ký vào năm 2008. Trên cột nhà, có treo khoảng 10 bằng khen như vậy, từ năm cụ Chấn 100 tuổi, đến nay...Trong bức hình gần đây nhất, người ta vẫn còn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, tiên phong đạo cốt, khi cụ Chấn ở vào tuổi bách niên. Bây giờ thì cụ không còn cái vẻ ngoài thanh cao, thoát tục ấy nữa. Cuối năm ngoái, con cháu của cụ đã phải cắt tóc, cạo râu cho cụ để cụ sinh hoạt được dễ dàng, một phần bớt nóng bức...Cụ Chấn có đến 9 người con, vợ cụ mất khi cụ mới 46 tuổi. Sau khi vợ qua đời, cụ ở vậy, nuôi các con khôn lớn, rồi lần lượt dựng vợ, gả chồng cho từng người. Các con của cụ nay còn sống 3 người và cả 3 vẫn mạnh khỏe. Con gái thứ ba là bà Đoàn Thị Hiên, nay đã 84 tuổi, hiện cũng sống tại cù lao và người con gái thứ bảy là bà Đoàn Thị Luyến, nay cũng đã 70 tuổi. Con của cụ Chấn cũng đều đã lên... lão, cùng sinh hoạt trong Hội Người cao tuổi như cha mình...Bây giờ, cụ Chấn cũng không nhớ nổi cụ có bao nhiêu cháu, chắt, cụ chỉ biết là nhiều lắm, hỏi cụ, cụ nói: "Có khi đến cả trăm đứa". Ông Tiển nhẩm tính (bởi ngay cả ông cũng không nhớ hết), cả cháu và chắt của cụ Chấn cũng phải lên tới gần 100 người...--PageBreak--Con cháu cụ Chấn, phần đông vẫn ở quanh miệt cù lao Ông Chưởng. Cụ Chấn hiện ở với ông Tiển. Trong mái nhà cổ kính ấy, thường xuyên chỉ có 3 người già, cụ Chấn và vợ chồng ông Tiển, người ít tuổi nhất trong nhà - vợ ông Tiển, năm nay cũng xấp xỉ 70 tuổi. Những người con của ông Tiển ở bên khu Núi Sập, huyện Thoại Sơn (An Giang) để trồng lúa.Nói đến trồng lúa, đấy cũng là cái nghề giúp cụ Chấn nuôi gần chục người con nên người. Ngày xưa, nhà cửa còn thưa thớt cù lao Ông Chưởng còn nhiều đất để làm ruộng, nhà cụ Chấn cũng có một công, nhưng giờ đất chật, người đông, con cháu của cụ Chấn, theo nghề nông, phải qua tận huyện Thoại Sơn. Thời trước, lúa thóc nhà trồng, thức ăn thì ra ngay sông là bao nhiêu cũng có, tôm cá đầy sông, cụ Chấn và con cái của cụ đều được cù lao ăm ắp cá tôm ấy nuôi lớn...Cụ Chấn được bố trí nằm ngay cửa ra vào, bên đối diện là ông Tiển, giữa nhà là bàn thờ gia tiên. Mỗi khi cần việc gì cụ không còn kêu con cháu như ngày nào được nữa, cụ chỉ cần đập đập vào chiếc sập gụ cho phát ra tiếng kêu, con cháu cụ chạy tới. Lâu lâu, cụ lại được ông Tiển dìu dậy, dắt ra trước nhà tập... thể dục. Cụ hay bám vào hai vai ông Tiển, hai cha con đi vòng quanh sân cho đến khi nào thấm mệt thì vào nghỉ. Người đã yếu nhiều, mắt đã mờ hẳn, nhưng cụ Chấn vẫn còn khá minh mẫn. Ngày giỗ quảy của những người thân trong gia đình, dòng tộc cụ đều nhớ như in. Cụ vẫn nhớ tên từng người con, cháu của mình, chỉ có hàng chắt là cụ không thể nhớ hết...Có lần, đang tập thể dục thì cụ Chấn đòi đi... lội (bơi), nhà cụ Chấn nằm cách sông Hậu không xa, chỉ hơn 100m. Nghe cha đòi đi lội, ông Tiển giật mình, cụ chỉ bảo, cụ thèm tắm dưới sông, lâu lắm rồi, cụ không được ra sông rồi còn gì. Nghe cha nói thương đứt ruột, biết cha nhớ nước, nhưng ông Tiển cũng đâu dám chiều theo. Hơn 110 tuổi, biết cụ sẽ thế nào nếu xuống dưới sông. Nhưng nghe cụ năn nỉ quá, ông Tiển dẫn cha ra sông, dìu xuống bến, cho cha được chạm tay vào dòng nước đục ngầu phù sa sông Hậu, dòng nước bao bọc cuộc đời cha con ông...Càng ngày, mắt cụ Chấn ngày một yếu dần, có hôm, cụ ngồi trước mặt ông Tiển rồi bảo, cụ chẳng còn nhìn thấy gì nữa, những thứ trước mặt, ngày một mờ đi trong mắt cụ. Nghe cha bệnh, ông Tiển đưa cha sang Long Xuyên để chữa mắt cho cha, cũng tiện khám bệnh tổng quát cho cụ. Đến bệnh viện, các bác sĩ đã phải mất cả ngày kiểm tra, "nghiên cứu" rồi đưa ra kết luận: Những bộ phận trong cơ thể cụ đều đã... quá tuổi. Có bệnh cũng khó có thể chữa trị. Đôi mắt của cụ cũng vậy.Có bữa, ngồi trước nhà nhâm nhi trà với ông Tiển, dường như ngẫm nghĩ đến cái tuổi quá... già của mình, cụ đùa bảo với ông Tiển rằng: “Có lẽ Diêm vương quên tía rồi?!”.
Gặp cụ ông 115 tuổi ở Nhơn Mỹ, Chợ Mới (quê nội mình đấy ^^) 25_hoi844-to
Hội người cao tuổi Việt Nam mừng thọ cụ Chấn tròn 114 tuổi.
Bí quyết trường thọVào dịp tết Nguyên đán năm 2003, cụ Đoàn Văn Chấn (khi ấy tròn 110 tuổi) vinh dự được Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng phần quà mừng thọ là một xấp vải lụa Hà Đông. Khi nhận quà tặng vào năm 2003 cùng với cụ Chấn, ấp Nhơn An, xã Nhơn Mỹ, cù lao Ông Chưởng còn một cụ bà nữa, cụ tên Nguyễn Thị An, cụ An đã sống đến tuổi 114, cụ mới qua đời cách đây không lâu. Ấp Nhơn An còn được người trong cù lao gọi là ấp trường thọ...Khi nghe cụ Chấn có khách, con cháu và hàng xóm của cụ kéo đến chật nhà, nói là con cháu cụ, nhưng cũng đều đã lên ông, lên bà. Mọi người kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện về cụ Chấn. Cụ được người dân trong vùng kính trọng như một "già làng". Thời trẻ, cụ Chấn không theo học Pháp ngữ mà cụ theo học chữ Nho. Sau này, nhờ vốn chữ Nho ấy, cụ trở thành thầy "tướng số" trong vùng. Thời cụ còn khỏe, từ ma chay, cưới hỏi, chuyện lớn chuyện nhỏ gì trong cái ấp Nhơn An này người ta cũng đều đến hỏi ý kiến cụ. Mọi người bảo với chúng tôi rằng, cụ Chấn sống hiền lành, đạo đức lắm, cả đời cụ, có lẽ chưa làm mếch lòng ai.Tôi có hỏi cụ về "bí quyết" trường thọ, cụ Chấn cười, câu trả lời của cụ chỉ là nụ cười hiền hậu ấy! Ông Tiển thì bảo, có lẽ, cụ sống thọ nhờ cái nết hiền lành và sự lạc quan. Cụ Chấn luôn bảo ban mấy người em, con cháu mình phải ráng sống: "Tập tánh không hờn giận ai, không biết nóng giận là gì. Yên ổn, an nhàn tự tại là do nơi mình mà ra. Ở hiền thì gặp lành, điều dữ tránh đi"...Trong thời gian trò chuyện với cụ Chấn, chúng tôi cố gắng tìm ra những ưu điểm trong cuộc sống, "bí quyết" trường thọ của cụ Chấn. Nhưng chúng tôi không thể tìm ra câu trả lời, cụ cũng sinh sống, làm lụng như bao người dân vùng này, cũng từng vẫy vùng sông nước, lăn lộn với đủ thứ nghề, lam lũ nuôi gần chục người con.Cụ không phải mẫu người kiêng cữ rượu, cụ cũng uống được một vài ly nhưng không bao giờ uống đến say. Trà cũng hay nhâm nhi... Nếu có chăng chỉ là cụ ít bệnh tật, từ nhỏ đến tuổi này, lâu lâu cụ chỉ bị cảm cúm vài ngày, hắt hơi sổ mũi vài ba bận, còn thì chẳng bao giờ cụ đụng đến một viên thuốc. Người miền Tây xưa nay, thọ đến tuổi bách niên đã là hiếm, nay cụ Chấn đã sống qua 3 thế kỷ, vẫn minh mẫn, thì đúng là chuyện lạ.Vào năm 2008, Hãng Thông tấn AP đã thông tin về một trong những người sống thọ nhất thế giới hiện nay theo sách Kỷ lục Guinness, bà Edna Parker, người Mỹ, đã tổ chức lễ thượng thọ 115 tuổi. Tại buổi lễ này, cụ bà Parker đã thả 115 quả bóng bay lên bầu trời để đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời cụ. Theo Tổ chức Nghiên cứu Lão khoa, một tổ chức có trụ sở tại California chuyên nghiên cứu thông tin về những người sống rất thọ, hiện trên thế giới chỉ có 75 người - gồm 64 cụ bà và 11 cụ ông, sống từ 110 tuổi trở lên.Không biết, trong danh sách của Tổ chức Nghiên cứu Lão khoa của Mỹ ấy, có tên cụ ông Đoàn Văn Chấn của Việt Nam hay không?!

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết