Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Khóa tài khoản 7 ngày đối với bất kì thành viên nào có bài viết quảng cáo đăng sai quy định.

Latest topics

» Công ty T.V.C An Giang thiết kế website miễn phí cho doanh nghiệp
by teenlx Tue Apr 05, 2011 11:58 pm

» Du học Nhật ước mơ của có thể thực hiện
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:06 pm

» SỢ VỢ
by Mr.DuO Thu Mar 24, 2011 6:04 pm

» về với yêu thương
by Khách viếng thăm Wed Mar 23, 2011 2:25 pm

» Khẳng định đẳng cấp tại 12BET
by dona11102 Tue Mar 22, 2011 8:45 pm

» Những mẫu bikini tôn thờ vóc dáng sexy
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:26 pm

» 9X Ngọc Trinh bỏng mắt với bikini
by lotus Tue Mar 22, 2011 8:24 pm

» 12BET- Nơi hội tụ những đẳng cấp
by dona11102 Mon Mar 21, 2011 9:30 pm

» [Tổng hợp] Portable Video Software (Không cài đặt. Download -> Run)
by KID Sun Mar 20, 2011 11:37 am

» Cập nhật cách vào facebook bằng cách chỉnh sửa file hosts
by KID Sun Mar 20, 2011 10:53 am

» Tìm kiếm driver qua Device ID
by KID Thu Mar 17, 2011 9:18 pm

» Cửa hàng bật lửa Zippo Vạn An có hàng mới về
by van-an Tue Mar 15, 2011 2:50 pm


You are not connected. Please login or register

Truyền Thuyết về “ông Năm Chèo”…

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gà_Con

Gà_Con
 Bronze Medal

Nếu có dịp đi đến vùng Bảy núi (Thất sơn) thuộc tỉnh An giang, các bạn
sẽ nghe kể lại rất nhiều câu chuyện nửa thực, nửa hư. Tin tưởng mức độ
nào, tùy bụng người nghe nhưng có một điều ai nấy đều gật đầu là qua
chúng, ta sẽ dễ dàng mến yêu một miền đất nhiều sông nước với lắm vườn
ruộng trĩu xanh; cảm nhận được“cá tính” của những con người đất phương
nam: trọng nghĩa khinh tài, Làm cật lực chơi hết mình, tính nết chơn
chất, ít so đo, dễ gần gũi vv… nhưng cũng sẵn sàng quên thân khi đứng
trước cái ác, cái xấu …



Giới thiệu đất &người An Giang :

Bài 1: Truyền Thuyết về “ông Năm Chèo”…


Nếu có dịp đi đến vùng Bảy núi (Thất sơn) thuộc tỉnh An giang, các
bạn sẽ nghe kể lại rất nhiều câu chuyện nửa thực, nửa hư. Tin tưởng mức
độ nào, tùy bụng người nghe nhưng có một điều ai nấy đều gật đầu là qua
chúng, ta sẽ dễ dàng mến yêu một miền đất nhiều sông nước với lắm vườn
ruộng trĩu xanh; cảm nhận được“cá tính” của những con người đất phương
nam: trọng nghĩa khinh tài, Làm cật lực chơi hết mình, tính nết chơn
chất, ít so đo, dễ gần gũi vv… nhưng cũng sẵn sàng quên thân khi đứng
trước cái ác, cái xấu …



***

Những người lớp trước nói lại, số là có ông Đình Tây, người cận kề
Phật Thầy Tây An (1) khi ngài còn tại thế. Một hôm ngài sai ông Đình Tây
(2) xuống Láng Linh, một trại ruộng của ngài, giúp đỡ đẻ cho một sản
phụ vì chồng đi bắt rùa rắn nuôi gia đình chưa về. Khi người chồng về,
biết ông Đình giúp đỡ gia đình mình như vậy, bèn tặng ông một con sấu
con rất lạ kỳ. Con sấu có năm chân, mình màu đỏ với nhiều chấm bông hoa
lốm đốm...


Khi ông Đình mang con sấu về, Phật Thầy xem qua, bảo là con quái vật
phải trừ đi, nhưng ông Đình thương con sấu quá, bèn giấu thầy, đem con
sấu xuống trại ruộng Xuân Sơn nuôi tiếp. Con sấu năm chân này có sức lớn
phi thường. Sau một đêm mưa gió lớn, nó đã bứt gãy xích sắt và đi mất.

Ông Đình buồn lo quá vì không biết hậu họa như thế nào khi con sấu
năm chân này lớn thêm nữa. Ông mới bèn thú thiệt với Phật Thầy và xin tạ
lỗi.


Thầy rất buồn bã và sau đó ngài mới trao cho ông Đình một cây mun,
một lưỡi câu và hai cây lao, tất cả đều rèn bằng sắt, rồi dặn ông Đình
nên cất các vật dụng này phòng khi con quái vật này xuất hiện.


Thời gian rồi cũng qua, Phật Thầy đã viên tịch. Bỗng một mùa lụt
nước dâng ngập ruộng nương nhà cửa; sấu năm chân nay đã quá lớn , trườn
lên vùng Láng Linh rượt bắt thiên hạ làm náo động cả một vùng. Dân chạy
lại báo với ông Đình. Ông Đình mang “bửu bối” tới. Sấu biến mất dạng.

Từ đó, mỗi khi có sấu năm chân xuất hiện, dân trong vùng cứ đồng
loạt hô lớn “Bớ ông Đình! ông Năm Chèo dậy!”, tức thì con sấu thần biến
mất. Nhưng để trừ hậu họa về lâu, ông Đình về Láng Linh rình bắt sấu
hoài mà không gặp. Lần sau cùng, ông Đình mới vừa nói, vừa như hăm dọa
:”Nếu sấu thần chưa tới số, thì từ nay nên yên lặng, đừng nổi lên phá
hoại xóm làng. Còn như mạng căn đã hết, thì hãy sớm chịu oai trời, đừng
để phải phiền ta!” !


Từ đó, ông Năm Chèo không còn xuất hiện miệt Láng Linh nữa, nhưng
danh ông được truyền tụng khắp vùng và nhất là miệt sông cái với các
vịnh sâu trên sông Cửu Long như Vàm Nao, Chợ Vàm, Bình Phú (Mặc Cần
Dưng), Chưn Đùn, Cái Hố, vịnh đất lỡ ở Tân Châu và nhiều vịnh nước sâu
khác, dân thương hồ và chài lưới đều ớn ông Năm Chèo nhận chìm ghe xuồng
mỗi khi phải đi ngang qua các khúc sông đó…


(Dựa theo Nguyễn Văn Hầu trong NỬA THÁNG TRONG MIỀN THẤT SƠN )


Ghi chú của người sọan :



(1)Phật Thầy Tây An:


Người khai sáng giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, được dân trong vùng tôn
xưng là Phật thầy Tây An, không để lại hình ảnh.


Ông tên thật là Đoàn Minh Huyên, sinh năm Đinh Mão (1807), quê quán
làng Tòng Sơn, Sa Đéc, xưa thuộc trấn Vĩnh Thanh, nay là tỉnh Đồng Tháp.


Là một chí sĩ yêu nước, có tinh thần cách mạng, bất mãn triều đình
phong kiến, thường ra tay cứu độ dân lành nên bị quân lính nghi là gian
đạo sĩ. Ông đến chùa Tây An trong thời kỳ Thiền sư Hải Tịnh Nguyễn Văn
Giác trụ trì (đời thứ nhất) và được thu nhận.

Mặc dù mất sớm, nhưng Đoàn Minh Huyên (được người tín ngưỡng gọi
tôn là : Phật thầy Tây An ) đã làm được rất nhiều việc như chữa bệnh
miễn phí, chu du vùng Bảy Núi thành lập nhiều trại ruộng để khẩn hoang
sản xuất và sau này đều trở thành căn cứ chống quân Pháp xâm lược.


Quản cơ Trần Văn Thành, một đại đệ tử của ông đã khởi nghĩa ở Láng
Linh, hùng cứ Bảy Thưa một thời làm giặc Pháp khiếp sợ. Ngoài ra, ông
còn nhiều đệ tử nổi tiếng khác như: Ông Tăng Chủ, ông Đình Tây, Đạo
Xuyến, Đạo Ngoạn, Đạo Lập…


Phật thầy Tây An viên tịch ngày 12 tháng 8 năm 1856, hưởng dương 50
tuổi; với lời dặn dò là mộ dành an táng ông không được đắp nấm. Hiện mộ ở
phía sau chùa Tây An.


Nhưng thật đáng tiếc, khác với đức tính giản dị của Phật Thầy, người
đời sau lần lượt tô son phết vàng lòe loẹt lên chùa, lên mộ khiến mất
dần dáng vẻ phong quang cũ; để làm gì chắc bạn đọc ngầm biết và cũng
chạnh lòng như tôi …(ảnh kèm theo)



(2) Ô.Đình Tây:


Ông tên Bùi Văn Tây, sinh năm 1802(?) mất ngày 23 tháng 2 năm Canh
Dần 1890, thọ 88 tuổi; không thấy sách nào ghi gốc gác ông ở đâu.

Chỉ biết tướng mạo ông cao lớn, khi già thì lưng còm và mình mẩy trổ
đồi mồi.


Đình Tây có 2 người vợ. Vợ trước sanh được 1 trai ở Năng gù, vợ sau
sanh được 3 gái ở làng Thới sơn. Chính cô thứ ba cất giữ mấy báu vật mà
Đức Phật Thầy trao cho Đình Tây để sau này bắt con sấu 5 giò mà người
đời vì kinh sợ gọi tôn là “Ông Năm chèo”.


Như các đệ tử khác của Phật thầy Tây An, ông cũng giỏi tài trị bệnh.
Nhưng cách chữa trị của ông thật lạ, bất cứ ai đau bệnh gì ông chỉ dùng
miểng sành cắt cho thì hết bệnh, nên trước nhà ông hồi đó có một đống
miểng ngùn ngụn lối chừng bốn năm chục giạ lúa…

Hiện nay người đến viếng đình Thới sơn sẽ thấy một hồ nước rộng chứa
nước sinh hoạt cho cả vùng.Và chính tại hồ này khi xưa là nơi ông Đình
Tây lén thả nuôi con sấu ấy

Cách đình khoảng vài trăm mét, là mộ ông bà Đình Tây lúc nào cũng
nghi ngút khói hương…


Giới thiệu 3 di tích liên quan:


1.Chùa Tây An:


Từ thị xã Châu Đốc nhìn về hướng tây thấy một ngọn núi cao khoảng
248 m gọi là núi Sam cách thị xã 5 km . Đến chân núi Sam, ta thấy một
ngôi chùa mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Độ có kiến trúc hài hòa
với cảnh chí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy đó là chùa Tây An.


Chùa Tây An cổ tự do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820)
là tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được
triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công,
khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam.


Tổng đốc Nhật An cho xây dựng, nhưng khi đó chùa mới chỉ là một am
nhỏ kiến trúc còn đơn sơ chủ yếu là lợp tranh tre vách lá, vị sư trụ trì
đầu tiên là hòa thượng Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu Hải Tịnh.


Đến năm 1847 Tổng đốc An-Hà (An Giang và Hà Tiên) kiêm Thượng thư
bộ Binh-An tây mưu lược tướng Tuy Tĩnh tử Doãn Uẩn (1795-1850), đã cho
xây dựng lại với kiến trúc gần như ngày nay. Cũng trong thời gian này
một Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa có thêm một vị hòa thượng nữa tên
là Đoàn Minh Huyên, pháp hiệu là Pháp Tang đến trụ trì. Vị hòa thượng
sau này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân
rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hòa thượng với danh
hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này vẫn được gọi đến bây giờ.


Chùa kiến trúc theo kiểu Ấn Độ với các vật liệu bền chắc như gạch
ngói, xi măng. Chính diện là ngôi chùa, cao 18 m, thờ tượng Phật Thích
Ca, còn hai bên là lầu chiêng và lầu trống. Trước chùa có ba vọng cửa:
cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan Âm, 2 cửa hai bên có hai bảng đề
"Tây An cổ tự", bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột phướn cao
16 m . Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp
hai vị thần tiên ngồi trên mặt trăng lưỡi liềm, 2 bên là hai hành lang
phân biệt cho tín đồ nam nữ. Chùa theo phái Đại Thừa, có tới 11.270
tượng lớn nhỏ làm bằng gỗ. Ngày rằm tháng giêng, tháng 7 và tháng 10 âm
lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.


Qua nhiều đợt trùng tu, chùa trở thành một kiến trúc độc đáo của khu
vực núi Sam, đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng.(ảnh trên)



2.Đình Thới Sơn:


Được xây dựng vào năm 1851, do ông Đoàn Minh Huyên, một nhà yêu nước
núp dưới chiếc áo nhà tu cùng với tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đến làng Xuân
Sơn và Hưng Thới, nay là ấp Sơn Tây, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên (An
Giang) khai sơn lập đình, khai hoang, phá rừng, chống muôn loài thú
dữ... để làm ruộng tập thể còn gọi là trại ruộng Thới Sơn, một hình thức
như hợp tác xã nông nghiệp bây giờ.


Đình được xây cất bằng cây rừng, vách lá, mái tranh, nền đất. Năm
1945 bị giặc Pháp đốt phá. Năm 1956, đình dựng lại khung sườn bằng gỗ,
lợp ngói, nhưng bị bom đạn đánh sập.


Sau năm 1975, dân làng vận động đóng góp kẻ công, người của, xây
dựng lại theo kiến trúc cổ lầu, ba bộ nóc, mái nhị cấp, lợp ngói Phú
Hữu, tường xây, nền gạch men, bốn cột chính bằng bê tông cốt sắt biểu
trưng cho tứ chúng, đường kính 60cm, xung quanh đình còn có các công
trình nhà khách, nhà bếp, bồn chứa cả 200m3 nước... Trước đình là tường
rào và cổng tam quan có mái che cổ kính. Sân đình có bàn thờ Tổ quốc,
Thần Nông và các miếu thờ Sơn Quân - Bạch Mã - Chiến sĩ trận vong.


Đình Thới Sơn thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh. Các khánh thờ chạm khắc công
phu, sắc nét với các đề tài: Bát Tiên - Cuốn Thư - Triền chi, hoa, điểu
thú. Nội thất đình trang trí rực rỡ, mỹ quan, trước hương án có cặp hạc
đứng trên lưng qui chầu thần. Hai bên tả - hữu bàn thờ đối xứng: Tiền
hiền - Hậu hiền. Có võ ca làm chỗ diễn tuồng hát bội trình thần vào các
ngày đại lễ Kỳ Yên.


Nhìn tổng thể đình Thới Sơn với lối kiến trúc bề thế, tuy đã nhiều
lần sửa chữa, tôn tạo. Diện mạo, bố cục bài trí vẫn giữ được bản sắc
kiến trúc văn hóa vật thể của dân tộc. Vào các ngày lễ hội, nhân dân các
nơi về lễ bái đông đảo.


Đình Thới Sơn được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử cách mạng
cấp quốc gia năm 1999. (ảnh kèm theo)


3.Trại ruộng Thới Sơn



Trại ruộng ở Thới Sơn cách xa núi Sam trên mười cây số. Ngày xưa,
khi lập xong, Phật Thầy giao cho ông Tăng chủ và ông Đình Tây ở giữ. Nơi
nầy có hai di tích: Phước Điền Tự và Thới Sơn Tự. Hai chùa này cách
nhau độ hai ngàn thước. Khi Phật Thầy mới vào đây, Ngài để đôi trâu (
tín đồ gọi tôn : ông Sấm và ông Sét) và làm ruộng tại Phước Điền, còn
Thới sơn (ngày xưa là trại ruộng Hưng Thới) thì cất để thờ phượng và để ở
thôi.




Bùi Thụy Đào Nguyên, soạn



(Đính kèm d/c ảnh minh họa:

Chùa Tây An (1)

Đình Thới Sơn (2)

Mộ Phật Thầy(3)

https://2img.net/r/ihimizer/img265/3967/tayanlonve5.jpg

https://2img.net/r/ihimizer/img265/5375/dinhthoisonvg1.jpg


https://2img.net/r/ihimizer/img266/9800/moptii0.jpg

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết