Bạo loạn đẫm máu ở Kyrgyzstan
Sau cuộc đụng độ đẫm máu giữa các phần tử bạo loạn
với cảnh sát khiến 100 người chết hôm qua, phe đối lập ở
Kyrgyzstan tuyên bố làm chủ đất nước.
AP đưa tin, lãnh đạo phe đối lập tuyên
bố họ đã nắm quyền ở Kyrgyzstan, kiểm soát trụ sở an ninh,
đài truyền hình quốc gia và những tòa nhà chính phủ khác tại
thủ đô Bishkek. Tổng thống Kurmanbek Bakiyev được cho là đã chạy
sang Osh, thành phố lớn thứ hai của nước này ở phía nam.
"Bộ phận an ninh và Bộ Nội vụ... tất cả đều
dưới quyền quản lý của lực lượng mới", Rosa Otunbayeva, một
cựu ngoại trưởng, nói. Bà được lãnh đạo phe đối lập chỉ định
sẽ đứng đầu chính phủ lâm thời.
Vụ nổi dậy bắt đầu hôm 6/4 tại thành phố Talas
ở phía tây, tại đây những lực lượng chống đối tràn vào một
văn phòng chính phủ và bắt một ủy viên thành phố làm con tin.
Sau đó, phe đối lập kêu gọi mở rộng biểu tình
ra toàn quốc. Trong suốt ngày hôm qua, những người biểu tình
thuộc phe đối lập vận động đã tràn vào các tòa nhà chính phủ
ở thủ đô Bishkek, đụng độ với cảnh sát trong quang cảnh mù mịt
hơi cay.
Cảnh sát ở thủ đô Bishkek mới đầu dùng đạn cao
su, súng hơi cay, pháo nước và lựu đạn gây sức ép để kiểm
soát đám đông. Một nhóm cảnh sát đặc nhiệm đã nổ súng.
Bộ Y tế cho biết có 40 người chết và hơn 400
người bị thương. Toktoim Umetaliyeva, thuộc phe đối lập, thì nói
rằng ít nhất 100 người đã bị giết vì súng của cảnh sát.
Theo BBC, Bộ trưởng Nội vụ Moldomusa
Kongatiyev được cho đã đến Talas để lập lại trật tự và bị
đánh đập dã man. Trang Fergana.ru của Nga đưa tin rằng ông
này đánh đập nhưng không chết. Một người biểu tình thì nói
với AP rằng ông đã bị đám đông nổi loạn giết. Lại có
tin ông đã bị bắt làm con tin.
Lực lượng chống chính phủ ở Kyrgyzstan vốn gồm
nhiều phe phái riêng rẽ. Gần đây họ liên kết lại được với nhau nhờ sự
tức giận của dân chúng khi giá năng lượng tăng tới 200%. Rất nhiều
những người nổi dậy hôm qua đến từ những ngôi làng nghèo, trong
đó có một số lên thủ đô sống và làm việc ở các công trường
xây dựng.
Phe đối lập tuyên bố sẽ đóng cửa căn cứ không
quân của Mỹ ở Manas, ngoại ô thủ đô Bishkek. Họ cho rằng căn cứ
này đặt đất nước vào tình trạng nguy hiểm trong trường hợp Mỹ
tuyên chiến với Iran. Căn cứ không quân ở Kyrgyzstan là điểm
trung chuyển hàng rất quan trọng của Mỹ cho cuộc chiến ở
Afghanistan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ P.J. Crowley tuyên
bố lấy làm tiếc về tình trạng bạo lực và thúc giục tất cả
các bên "tôn trọng luật pháp".
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Vladimir Putin bác bỏ
việc Matxcơva đóng vai trò trong cuộc nổi dậy, nói rằng đây là
"chuyện nội bộ " và cần phải có sự "kiềm chế".
Hải Minh
Sau cuộc đụng độ đẫm máu giữa các phần tử bạo loạn
với cảnh sát khiến 100 người chết hôm qua, phe đối lập ở
Kyrgyzstan tuyên bố làm chủ đất nước.
Những nhân chứng cho biết khoảng 3.000 đến 5.000 người biểu tình lật đổ những chiếc xe và đốt chúng ở thủ đô Bishkek. Ảnh: AP. |
AP đưa tin, lãnh đạo phe đối lập tuyên
bố họ đã nắm quyền ở Kyrgyzstan, kiểm soát trụ sở an ninh,
đài truyền hình quốc gia và những tòa nhà chính phủ khác tại
thủ đô Bishkek. Tổng thống Kurmanbek Bakiyev được cho là đã chạy
sang Osh, thành phố lớn thứ hai của nước này ở phía nam.
"Bộ phận an ninh và Bộ Nội vụ... tất cả đều
dưới quyền quản lý của lực lượng mới", Rosa Otunbayeva, một
cựu ngoại trưởng, nói. Bà được lãnh đạo phe đối lập chỉ định
sẽ đứng đầu chính phủ lâm thời.
Vụ nổi dậy bắt đầu hôm 6/4 tại thành phố Talas
ở phía tây, tại đây những lực lượng chống đối tràn vào một
văn phòng chính phủ và bắt một ủy viên thành phố làm con tin.
Sau đó, phe đối lập kêu gọi mở rộng biểu tình
ra toàn quốc. Trong suốt ngày hôm qua, những người biểu tình
thuộc phe đối lập vận động đã tràn vào các tòa nhà chính phủ
ở thủ đô Bishkek, đụng độ với cảnh sát trong quang cảnh mù mịt
hơi cay.
Cảnh sát ở thủ đô Bishkek mới đầu dùng đạn cao
su, súng hơi cay, pháo nước và lựu đạn gây sức ép để kiểm
soát đám đông. Một nhóm cảnh sát đặc nhiệm đã nổ súng.
Bộ Y tế cho biết có 40 người chết và hơn 400
người bị thương. Toktoim Umetaliyeva, thuộc phe đối lập, thì nói
rằng ít nhất 100 người đã bị giết vì súng của cảnh sát.
Kyrgyzstan trên bản đồ. Đồ họa: sidebysiderenewal.com |
Theo BBC, Bộ trưởng Nội vụ Moldomusa
Kongatiyev được cho đã đến Talas để lập lại trật tự và bị
đánh đập dã man. Trang Fergana.ru của Nga đưa tin rằng ông
này đánh đập nhưng không chết. Một người biểu tình thì nói
với AP rằng ông đã bị đám đông nổi loạn giết. Lại có
tin ông đã bị bắt làm con tin.
Lực lượng chống chính phủ ở Kyrgyzstan vốn gồm
nhiều phe phái riêng rẽ. Gần đây họ liên kết lại được với nhau nhờ sự
tức giận của dân chúng khi giá năng lượng tăng tới 200%. Rất nhiều
những người nổi dậy hôm qua đến từ những ngôi làng nghèo, trong
đó có một số lên thủ đô sống và làm việc ở các công trường
xây dựng.
Phe đối lập tuyên bố sẽ đóng cửa căn cứ không
quân của Mỹ ở Manas, ngoại ô thủ đô Bishkek. Họ cho rằng căn cứ
này đặt đất nước vào tình trạng nguy hiểm trong trường hợp Mỹ
tuyên chiến với Iran. Căn cứ không quân ở Kyrgyzstan là điểm
trung chuyển hàng rất quan trọng của Mỹ cho cuộc chiến ở
Afghanistan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ P.J. Crowley tuyên
bố lấy làm tiếc về tình trạng bạo lực và thúc giục tất cả
các bên "tôn trọng luật pháp".
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Vladimir Putin bác bỏ
việc Matxcơva đóng vai trò trong cuộc nổi dậy, nói rằng đây là
"chuyện nội bộ " và cần phải có sự "kiềm chế".
Kyrgyzstan là quốc gia nằm ở vùng Trung Á, có diện tích 199.000 km vuông với dân số 5,2 triệu người (theo số liệu của Liên Hợp Quốc năm 2004). Thành phố lớn nhất nước này là thủ đô Bishkek, ngoài ra còn có các đô thị quan trọng như Osh và Jalal-Abad. Người dân Kyrgyzstan theo hai tôn giáo chính là đạo Hồi và Thiên chúa giáo. Ngôn ngữ chính ở nước này là tiếng Kyrgyz và tiếng Nga. Kyrgyzstan tuyên bố độc lập khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Đất nước nông nghiệp có diện tích nhỏ và được bao bọc bởi các dãy núi này là nơi chung sống của nhiều cộng đồng sắc tộc. Tại Kyrgyzstan có căn cứ không quân Manas của Mỹ và căn cứ không quân Kant của Nga. Hai căn cứ này chỉ cách nhau khoảng 30 km. |
Hải Minh