Hiệp ước Nga-Mỹ là cột mốc quan trọng đảm bảo an
ninh
Hiệp ước mà hai tổng thống Mỹ và Nga ký kết hôm qua đánh
dấu mốc lịch sử trên tiến trình kiểm soát vũ khí, là thỏa
thuận giảm vũ khí giết người hàng loạt đầu tiên kể từ sau Chiến
tranh Lạnh.
Hiệp ước mới quy định việc giảm bớt kho vũ khí hạt
nhân của hai cường quốc Nga và Mỹ - chiếm đến 90% tổng số lượng vũ khí
hạt nhân trên thế giới. Văn bản này quy định hàng loạt các biện pháp
nhằm thanh sát việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm.
Nó là một dấu hiệu cho thấy sự cải thiện quan hệ ngoại
giao giữa Nga và Mỹ sau nhiều năm lạnh giá; và là một bước đi nữa tiến
đến tham vọng xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân mà Tổng
thống Obama đặt ra.
Video Obama và Medvedev ký hiệp
ước
Kiểm soát sự ganh đua về vũ khí hạt nhân giữa Nga và
Mỹ vốn là một vấn đề trọng tâm của những năm Chiến tranh Lạnh. Và thỏa
thuận này đã được mong chờ từ lâu, bởi Hiệp ước cắt giãm vũ khí tiến
công chiến lược (START I) ký năm 1991 đã hết hạn cuối năm ngoái.
Hiệp ước mới quy định giảm số đầu đạn hạt nhân của mỗi
nước xuống còn 1.550 trong vòng 7 năm tới. Hiện nay Mỹ được cho là đã
triển khai 2.200 đầu đạn, con số của Nga là khoảng 2.600 đến 2.700. Theo
quy định mới, mỗi nước chỉ được phép triển khai không quá 700 tên lửa
đạn đạo hoặc máy bay ném bom chiến lược có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Mức độ giảm trên thực tế không lớn như những con số
phần trăm đã công bố, bởi cách tính số lượng đầu đạn có thể gây khó
hiểu, bình luận viên quốc tế Jonathan Marcus của BBC nhận xét.
Theo hiệp ước mới, mỗi máy bay ném bom hạng nặng được
tính là một đầu đạn hạt nhân, cho dù nó có khả năng mang nhiều tên lửa
và đầu đạn. Chẳng hạn, một máy bay B-52 của Mỹ có thể mang tới 20 đầu
đạn hạt nhân. Thêm nữa, hiệp ước chỉ quy định cắt giảm các đầu đạn đã
triển khai chứ không tính tới hỏa lực cất trữ trong kho. Về mặt lý
thuyết, các đầu đạn đã triển khai có thể được đưa vào kho rồi tái triển
khai khi cần. Như vậy, trên thực tế mỗi nước vẫn có thể triển khai nhiều
đầu đạn hơn con số 1.550.
Ngoài ra, những con số này cũng không quá quan trọng,
bởi hiện tại lượng vũ khí hạt nhân của mỗi nước đều vượt xa số cần thiết
để răn đe đối phương, trong bất kỳ tình huống nào, Marcus nói.
Tuy nhiên hiệp ước này
được thế giới được công nhận là rất đáng chú ý ở chỗ nó
là biện pháp xây dựng lòng tin, đặt cơ sở cho những thỏa thuận cắt giảm
thêm nữa trong tương lai. Nó cũng đánh dấu một sự thay đổi có lợi cho cả
hai cường quốc hạt nhân. Hiệp ước mới chứng tỏ với thế giới rằng Nga và
Mỹ không phớt lờ các cam kết theo Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Hiệp ước tạo đà cho Obama trong hội nghị xem xét việc
thực hiện NPT vào tuần tới. Nó cũng là dấu hiệu của sự cải thiện quan hệ
giữa Nga và Mỹ sau nhiều năm băng giá. Bằng chứng là vào lễ ký kết hôm
qua, hai vị tổng thống đã dành những lời êm tai dành cho nhau.
"Khi Mỹ và Nga không hợp tác được trong những vấn đề
lớn, sẽ là không tốt cho cả hai nước và không tốt cho thế giới", NYT
trích lời ông Obama nói. "Cùng với nhau, chúng ta sẽ chứng tỏ lợi ích
của sự hợp tác. Hôm nay là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình chống
phổ biến và đảm bảo an ninh hạt nhân, và trong mối quan hệ giữa Mỹ và
Nga".
Tổng thống Nga Medvedev gọi bản hiệp ước là "một sự
kiện lịch sử", "mở ra một trang mới" trong mối quan hệ giữa Nga với Mỹ.
"Điều quan trọng nhất, đây là sự kiện mang lại chiến thắng cho cả hai
bên".
Thanh Mai
ninh
Hai tổng thống Obama (trái) và Medvedev bắt tay nhau khi trao thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược tại Czech hôm 8/4. Ảnh: Reuters. |
Hiệp ước mà hai tổng thống Mỹ và Nga ký kết hôm qua đánh
dấu mốc lịch sử trên tiến trình kiểm soát vũ khí, là thỏa
thuận giảm vũ khí giết người hàng loạt đầu tiên kể từ sau Chiến
tranh Lạnh.
Hiệp ước mới quy định việc giảm bớt kho vũ khí hạt
nhân của hai cường quốc Nga và Mỹ - chiếm đến 90% tổng số lượng vũ khí
hạt nhân trên thế giới. Văn bản này quy định hàng loạt các biện pháp
nhằm thanh sát việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm.
Nó là một dấu hiệu cho thấy sự cải thiện quan hệ ngoại
giao giữa Nga và Mỹ sau nhiều năm lạnh giá; và là một bước đi nữa tiến
đến tham vọng xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân mà Tổng
thống Obama đặt ra.
Video Obama và Medvedev ký hiệp
ước
Kiểm soát sự ganh đua về vũ khí hạt nhân giữa Nga và
Mỹ vốn là một vấn đề trọng tâm của những năm Chiến tranh Lạnh. Và thỏa
thuận này đã được mong chờ từ lâu, bởi Hiệp ước cắt giãm vũ khí tiến
công chiến lược (START I) ký năm 1991 đã hết hạn cuối năm ngoái.
Hiệp ước mới quy định giảm số đầu đạn hạt nhân của mỗi
nước xuống còn 1.550 trong vòng 7 năm tới. Hiện nay Mỹ được cho là đã
triển khai 2.200 đầu đạn, con số của Nga là khoảng 2.600 đến 2.700. Theo
quy định mới, mỗi nước chỉ được phép triển khai không quá 700 tên lửa
đạn đạo hoặc máy bay ném bom chiến lược có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Mức độ giảm trên thực tế không lớn như những con số
phần trăm đã công bố, bởi cách tính số lượng đầu đạn có thể gây khó
hiểu, bình luận viên quốc tế Jonathan Marcus của BBC nhận xét.
Theo hiệp ước mới, mỗi máy bay ném bom hạng nặng được
tính là một đầu đạn hạt nhân, cho dù nó có khả năng mang nhiều tên lửa
và đầu đạn. Chẳng hạn, một máy bay B-52 của Mỹ có thể mang tới 20 đầu
đạn hạt nhân. Thêm nữa, hiệp ước chỉ quy định cắt giảm các đầu đạn đã
triển khai chứ không tính tới hỏa lực cất trữ trong kho. Về mặt lý
thuyết, các đầu đạn đã triển khai có thể được đưa vào kho rồi tái triển
khai khi cần. Như vậy, trên thực tế mỗi nước vẫn có thể triển khai nhiều
đầu đạn hơn con số 1.550.
Ngoài ra, những con số này cũng không quá quan trọng,
bởi hiện tại lượng vũ khí hạt nhân của mỗi nước đều vượt xa số cần thiết
để răn đe đối phương, trong bất kỳ tình huống nào, Marcus nói.
Tuy nhiên hiệp ước này
được thế giới được công nhận là rất đáng chú ý ở chỗ nó
là biện pháp xây dựng lòng tin, đặt cơ sở cho những thỏa thuận cắt giảm
thêm nữa trong tương lai. Nó cũng đánh dấu một sự thay đổi có lợi cho cả
hai cường quốc hạt nhân. Hiệp ước mới chứng tỏ với thế giới rằng Nga và
Mỹ không phớt lờ các cam kết theo Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Hiệp ước tạo đà cho Obama trong hội nghị xem xét việc
thực hiện NPT vào tuần tới. Nó cũng là dấu hiệu của sự cải thiện quan hệ
giữa Nga và Mỹ sau nhiều năm băng giá. Bằng chứng là vào lễ ký kết hôm
qua, hai vị tổng thống đã dành những lời êm tai dành cho nhau.
"Khi Mỹ và Nga không hợp tác được trong những vấn đề
lớn, sẽ là không tốt cho cả hai nước và không tốt cho thế giới", NYT
trích lời ông Obama nói. "Cùng với nhau, chúng ta sẽ chứng tỏ lợi ích
của sự hợp tác. Hôm nay là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình chống
phổ biến và đảm bảo an ninh hạt nhân, và trong mối quan hệ giữa Mỹ và
Nga".
Tổng thống Nga Medvedev gọi bản hiệp ước là "một sự
kiện lịch sử", "mở ra một trang mới" trong mối quan hệ giữa Nga với Mỹ.
"Điều quan trọng nhất, đây là sự kiện mang lại chiến thắng cho cả hai
bên".
Thanh Mai