Thái Lan thề truy lùng 'khủng bố'
Chính phủ Thái Lan cho biết sẽ truy lùng "những kẻ
khủng bố", thủ phạm gây ra vụ bạo loạn tồi tệ nhất nước này trong 18
năm qua.
Phó thủ tướng Thái Lan Suthep Thuagsuban ra lệnh cho
cảnh sát tìm kiếm "những tên khủng bố". Chính phủ đổ tội cho "lực lượng
thứ ba" này đã giết chết 21 người trong vụ bạo loạn ở khu phố trung tâm
Bangkok ngày 10/4 khiến cả thế giới bàng hoàng.
"Chúng ta không thể để những tên khủng bố đó nhởn nhơ ở đất nước này", Reuters
dẫn lời ông phát biểu hôm qua. "Chúng tôi có đủ bằng chứng từ những bức
ảnh và video, có thể xác định danh tính những kẻ mang súng M-16 và
AK-47 và nơi chúng sống".
Trong khi đó, phe áo đỏ đối lập cho rằng chính quân
đội phải chịu trách nhiệm về vụ bạo loạn đẫm máu cuối tuần trước. Một
thủ lĩnh biểu tình dọa sẽ tiến hành cuộc tuần hành lớn tới căn cứ quân
sự nơi Thủ tướng Abhisit Vejjajiva trú chân. Tuy nhiên, kế hoạch này bị
hủy do Thái Lan bắt đầu lễ hội té nước Songkran đón năm mới.
Phe áo đỏ muốn Thủ tướng Abhisit từ chức ngay lập tức
và cho biết họ sẽ tăng cường biểu tình. Họ có kế hoạch điều hàng trăm
xe máy đi rải truyền đơn và ảnh về cuộc đụng độ làm 21 người chết.
Hôm 12/4, Ủy ban Bầu cử bất ngờ yêu cầu đảng Dân chủ
giải thể vì làm trái quy tắc trong gây quỹ tranh cử. Abhisit, lên nắm
quyền năm 2008, sẽ phải từ chức nếu Tòa án Hiến pháp ra phán quyết rằng
Dân chủ của ông làm sai. Tuy nhiên, tiến trình này sẽ kéo dài tới hàng
tháng. Nếu bị chứng minh có tội, đảng Dân chủ sẽ bị giải tán còn ông
Abhisit và các quan chức cao cấp khác trong đảng sẽ bị cấm gia nhập
chính trường trong 5 năm. Trong hai năm 2007 và 2008, tòa án đã giải
thể hai đảng thân thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra.
Hôm 12/4, các đảng trong liên minh cầm quyền của
Abhisit đề nghị ông giải tán quốc hội trong 6 tháng. Trước đó, ông đề
nghị bầu cử vào cuối năm.
Trong khi đó, tư lệnh quân đội Thái Lan Anupong
Paochinda cho rằng bầu cử sớm có thể chấm dứt bạo lực. Đây là bình luận
công khai đầu tiên của Anupong kể từ khi binh sĩ của ông không thể dẹp
người biểu tình khỏi trung tâm Bangkok. Tuy thế, nhiều nhà phân tích
đặt câu hỏi liệu các nhân vật cao cấp khác có chung quan điểm này hay
không.
Bangkok yên ắng kể từ 11/4 song hàng nghìn người áo
đỏ vẫn tập trung ở hai địa điểm ở đây, trong đó có khu mua sắm chính.
Các cửa hàng ở khu này phải đóng cửa trong suốt 10 ngày qua. Áo đỏ kiểm
soát an ninh, điều khiển giao thông và kiểm tra danh tính của người qua
đường. Xe bán tải, taxi, xe máy đỗ trên đường phố, phong tỏa giao
thông. Cảnh sát và binh sĩ không hề có mặt ở đây.
Trong khi đó, khoảng 300 người "áo vàng" tập trung
tại Tượng đài Chiến thắng, kêu gọi "áo đỏ" trở về quê hương. "Chúng tôi
kêu gọi hòa bình. Chúng tôi không muốn chính phủ giải tán quốc hội và
chúng tôi muốn phe áo đỏ ngừng hủy hoại đất nước này", Suthep Wongta,
33 tuổi, cầm ảnh quốc vương trên đầu, nói.
Phe áo vàng bao gồm những học giả, doanh nhân, người
ủng hộ hoàng gia, những nhà hoạt động trung lưu ở thành thị. Những
người này từng phản đối thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra và những
đảng chính trị mà ông ủng hộ kể từ khi sống lưu vong.
Hải Ninh
Chính phủ Thái Lan cho biết sẽ truy lùng "những kẻ
khủng bố", thủ phạm gây ra vụ bạo loạn tồi tệ nhất nước này trong 18
năm qua.
"Áo đỏ" mừng lễ té nước Songkran ở nơi biểu tình tại Bangkok. Ảnh: AP. |
Phó thủ tướng Thái Lan Suthep Thuagsuban ra lệnh cho
cảnh sát tìm kiếm "những tên khủng bố". Chính phủ đổ tội cho "lực lượng
thứ ba" này đã giết chết 21 người trong vụ bạo loạn ở khu phố trung tâm
Bangkok ngày 10/4 khiến cả thế giới bàng hoàng.
"Chúng ta không thể để những tên khủng bố đó nhởn nhơ ở đất nước này", Reuters
dẫn lời ông phát biểu hôm qua. "Chúng tôi có đủ bằng chứng từ những bức
ảnh và video, có thể xác định danh tính những kẻ mang súng M-16 và
AK-47 và nơi chúng sống".
Trong khi đó, phe áo đỏ đối lập cho rằng chính quân
đội phải chịu trách nhiệm về vụ bạo loạn đẫm máu cuối tuần trước. Một
thủ lĩnh biểu tình dọa sẽ tiến hành cuộc tuần hành lớn tới căn cứ quân
sự nơi Thủ tướng Abhisit Vejjajiva trú chân. Tuy nhiên, kế hoạch này bị
hủy do Thái Lan bắt đầu lễ hội té nước Songkran đón năm mới.
Phe áo đỏ muốn Thủ tướng Abhisit từ chức ngay lập tức
và cho biết họ sẽ tăng cường biểu tình. Họ có kế hoạch điều hàng trăm
xe máy đi rải truyền đơn và ảnh về cuộc đụng độ làm 21 người chết.
Hôm 12/4, Ủy ban Bầu cử bất ngờ yêu cầu đảng Dân chủ
giải thể vì làm trái quy tắc trong gây quỹ tranh cử. Abhisit, lên nắm
quyền năm 2008, sẽ phải từ chức nếu Tòa án Hiến pháp ra phán quyết rằng
Dân chủ của ông làm sai. Tuy nhiên, tiến trình này sẽ kéo dài tới hàng
tháng. Nếu bị chứng minh có tội, đảng Dân chủ sẽ bị giải tán còn ông
Abhisit và các quan chức cao cấp khác trong đảng sẽ bị cấm gia nhập
chính trường trong 5 năm. Trong hai năm 2007 và 2008, tòa án đã giải
thể hai đảng thân thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra.
Hôm 12/4, các đảng trong liên minh cầm quyền của
Abhisit đề nghị ông giải tán quốc hội trong 6 tháng. Trước đó, ông đề
nghị bầu cử vào cuối năm.
Trong khi đó, tư lệnh quân đội Thái Lan Anupong
Paochinda cho rằng bầu cử sớm có thể chấm dứt bạo lực. Đây là bình luận
công khai đầu tiên của Anupong kể từ khi binh sĩ của ông không thể dẹp
người biểu tình khỏi trung tâm Bangkok. Tuy thế, nhiều nhà phân tích
đặt câu hỏi liệu các nhân vật cao cấp khác có chung quan điểm này hay
không.
Bangkok yên ắng kể từ 11/4 song hàng nghìn người áo
đỏ vẫn tập trung ở hai địa điểm ở đây, trong đó có khu mua sắm chính.
Các cửa hàng ở khu này phải đóng cửa trong suốt 10 ngày qua. Áo đỏ kiểm
soát an ninh, điều khiển giao thông và kiểm tra danh tính của người qua
đường. Xe bán tải, taxi, xe máy đỗ trên đường phố, phong tỏa giao
thông. Cảnh sát và binh sĩ không hề có mặt ở đây.
Trong khi đó, khoảng 300 người "áo vàng" tập trung
tại Tượng đài Chiến thắng, kêu gọi "áo đỏ" trở về quê hương. "Chúng tôi
kêu gọi hòa bình. Chúng tôi không muốn chính phủ giải tán quốc hội và
chúng tôi muốn phe áo đỏ ngừng hủy hoại đất nước này", Suthep Wongta,
33 tuổi, cầm ảnh quốc vương trên đầu, nói.
Phe áo vàng bao gồm những học giả, doanh nhân, người
ủng hộ hoàng gia, những nhà hoạt động trung lưu ở thành thị. Những
người này từng phản đối thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra và những
đảng chính trị mà ông ủng hộ kể từ khi sống lưu vong.
Hải Ninh