Cơn mưa nặng hạt buổi chiều làm
Sài Gòn chìm trong màn nước…những sợi mưa trắng giăng giăng che phủ dảy
phố…phút chốc con hẻm nhỏ chợt biết thành sông. Chỉ một con sông Sài Gòn
thôi chưa đủ làm thành phố thêm sinh động, con kênh Nhiệu Lộc thì quá
tệ dù nó đang được cải tạo, không biết có phải vì vậy mà Sài Gòn được ưu
đãi có thêm những con sông bất chợt xuất hiện từ những cơn mưa!?…
Một cơn gió thổi qua kéo theo những hạt mưa mát lạnh làm chợt nhớ Long Xuyên, thành phố thanh bình với những con sông.
Nằm dọc theo dòng sông Cửu Long nên từ bến phà An Hòa hay phà
Vàm Cống bước sang cũng đều thuộc địa phận thành phố Long Xuyên. Được
thành lập từ cuối thế kỷ thứ 17, Long Xuyên chưa bao giờ có những biến
động chính trị, chưa phải hứng chịu những cuộc chiến tàn khốc cho dù đất
nước trải qua nhiều năm dài chiến tranh
Tên “Long Xuyên” có từ năm 1876, trước đó mang tên Đông Xuyên
( Ngày nay Đông Xuyên được đặt làm tên cho một khách sạn lớn nhất TP
này ). Ít ai biết Long Xuyên chính là nơi khai sinh ra nền nghệ thuật
hát cải lương của miền Nam. Tháng 7 năm 1917 đã xuất hiện một buổi hát
thử nghiệm bộ môn cải lương tại Long Xuyên do sáng kiến của nhà giáo,
nhà văn nỗi tiếng thời bấy giờ là ông Hồ Biểu Chánh ( Xuất hiện sớm hơn
buổi hát cải lương thử nghiệm tại rạp E-Den Sài Gòn 2 tháng – tài liệu
tìm thấy trên internet ). Năm 1919 tại Long Xuyên đã diễn vở cải lương
đầu tiên mang tên “ Ô Thước “ của tác giả là tổng đốc An Hà Cao Hữu Dực,
do đoàn Sĩ Đồng Ban trình diễn
Trước năm 2000, tôi chỉ biết Long Xuyên qua bản đồ nước Việt,
những chuyến đi công tác thiện nguyện sau này giúp tôi biết đến và gần
gủi với Long Xuyên. Không ồn ào, náo nhiệt và xôi động như Sài Gòn, cũng
không yên tĩnh thơ mộng như Đà Lạt….Long Xuyên có không khí thanh bình
cho dù đường phố vẫn đông người và xe cộ.
Có một người bạn định cư ở Hoa Kỳ nói với tôi: “ Ở Mỹ sống ở
Seattle là sướng nhất vì nơi đây môi trường tốt, phúc lợi xã hội tốt và
có nhiều cơ sở thiện nguyện, có cửa hàng, siêu thị free…” . Tôi chưa bao
giờ đến đất Mỹ, nhưng tôi tin lời người bạn và sống ở VN tôi có thể nói
: Ở Việt Nam sống ở Long Xuyên sướng nhất vì môi trường tốt, người dân
nhân hậu và cơ sở từ thiện… nhiều nhất nước!
Những lần đến Long Xuyên làm công tác thiện nguyện tôi luôn
được người dân địa phương hổ trợ nhiệt tình, chính các anh em là nguồn
cảm hứng cho tôi tiếp tục công việc. Nhân hậu, thật thà là đặc tính của
người miền Nam nói chung và của người Long Xuyên nói riêng. Giáo lý của
các đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Hòa Hảo đã tạo nên nếp suy
nghĩ, nếp sống của người Long Xuyên và đó là lý do vì sao cơ sở từ
thiện nơi đây nhiều nhất nước. Nói như vậy không có nghĩa người Long
Xuyên không có tư tưởng phóng khoáng, cấp tiến. Năm 1927 tại Long Xuyên
đã tổ chức cuộc đua xe đạp đầu tiên dành cho phụ nữ tại miền Nam. Tại
Việt Nam trong những năm thuộc thế kỷ 19, tư tưởng phong kiến còn rất
nặng nề, người phụ nữ còn nhiều điều chưa được bình đẳng với nam giới.
Năm 1916 tại Sài Gòn người phụ nữ đi xe đạp vẫn còn bị lên án, phê phán,
thế nên đua xe đạp dành cho phụ nữ tại Long Xuyên trong thời điểm năm
1927 là một cuộc cách mạng lớn.
Những lần đầu đến Long Xuyên, buổi tối Bửu thường chở tôi
trên chiếc Dream củ kỷ chạy loanh quanh thành phố. Hàng quán thức ăn
ngày hay đêm ở Long Xuyên đều… phong phú, đa số đều rất rẻ, đặc biệt
những quán chay. Trên con đường dẫn đến núi Sập có quán cháo, hủ tíu,
đâu hủ chiên giá rẻ không ngờ…Nhưng thường chúng tôi ăn ở quán chị Mỹ
Lan, ngày trước quán chị Mỹ Lan còn là một : “quán bụi” nằm trên lề
đường Trần Hưng Đạo trước cửa tịnh xá Ngọc Giang. Ngày nay quán chị Mỹ
Lan lên đời thành một quán khang trang, bề thế trên đường Hà Hoàng Hổ
Đêm Long Xuyên có quán chè bưởi, tàu hủ đá tấp nập người ở
cạnh hồ Nguyễn Du, bạn bè chúng tôi thường hay kéo đến đây, mấy năm
trước giá 1 ly chè có 500 đồng, bây giờ chắc lên 1000
( Hồ Nguyễn Du )
Hồ Nguyễn Du cùng với con sông chảy dưới hai cây cầu Hoàng
Diệu và Duy Tân tạo nên vẻ thanh bình mềm mại cho thành phố. Dưới chân
cầu hướng về phía Châu Đốc có công viên 8 tháng 3, giữa công viên có một
căn nhà cổ…căn nhà ấy mấy năm trước được Cường thuê làm căn tin bán
nước giải khát, đấy là “ trụ sở” họp bàn các vấn đề từ thiện của anh em .
( Công viên 8 / 3 )
Long Xuyên có một khu chợ nỗi trên sông, ngay cạnh bến phà An
Hòa. Từ bờ sông đến chợ nỗi hình thành một khu xóm nhỏ xác xơ, tiêu
điều… dập dềnh trên sóng nước
Chợ nỗi Long Xuyên bán nhiều thứ
Có cả cửa hàng bán xăng dầu
Nhưng chủ yếu vẫn là trái cây
Chợ nỗi Long Xuyên không thể sánh được với khu chợ nỗi của Thái Lan. Nơi đây không phải và cũng không thể trở thành khu du lịch
Có những buổi sáng sớm mưa dầm, thành phố ướt sũng hơi nước,
nhìn hàng bằng lăng đứng lặng lẽ bên đường … sao thấy bâng khuâng, sao
thấy thân thương cái không gian ấy
( Đình Mỹ Phước, trung tâm TP Long Xuyên, nơi thờ ông Nguyễn Hữu Cảnh )
Bây giờ không còn Bửu nữa nhưng những buổi sáng đi cafe Cường
vẫn chở tôi đi loanh quanh thành phố trước khi lên xe trở lại Sài Gòn.
Có sinh phải có tử, có hợp phải có tan…mai này nếu phải xa Long Xuyên có
lẽ tôi nhớ lắm…Nhớ những con đường gió lạnh buổi sớm mai, nhớ những con
sông hiền hòa mang nặng phù sa, nhớ hàng quán đêm đêm xao xác, nhớ
những gương mặt bạn bè khắc mãi trong tim…
Có tiếng chuông điện thoại reo, một người bạn từ Long Xuyên
gọi tới, à thì ra bạn báo diễn tiến việc sắp xếp chuyến đi Tịnh Biên
trong vài ngày tới. Cơn mưa thưa hạt từ lúc nào nhưng dòng sông trước
nhà vẫn dập dềnh con sóng mỗi lúc có xe chạy qua… Long Xuyên vẫn ở đó
không gần nhưng chẳng quá xa vì tôi biết mình sẽ trở lại nơi ấy trong
vài ngày sắp tới
Sưu tầm
Sài Gòn chìm trong màn nước…những sợi mưa trắng giăng giăng che phủ dảy
phố…phút chốc con hẻm nhỏ chợt biết thành sông. Chỉ một con sông Sài Gòn
thôi chưa đủ làm thành phố thêm sinh động, con kênh Nhiệu Lộc thì quá
tệ dù nó đang được cải tạo, không biết có phải vì vậy mà Sài Gòn được ưu
đãi có thêm những con sông bất chợt xuất hiện từ những cơn mưa!?…
Một cơn gió thổi qua kéo theo những hạt mưa mát lạnh làm chợt nhớ Long Xuyên, thành phố thanh bình với những con sông.
Nằm dọc theo dòng sông Cửu Long nên từ bến phà An Hòa hay phà
Vàm Cống bước sang cũng đều thuộc địa phận thành phố Long Xuyên. Được
thành lập từ cuối thế kỷ thứ 17, Long Xuyên chưa bao giờ có những biến
động chính trị, chưa phải hứng chịu những cuộc chiến tàn khốc cho dù đất
nước trải qua nhiều năm dài chiến tranh
Tên “Long Xuyên” có từ năm 1876, trước đó mang tên Đông Xuyên
( Ngày nay Đông Xuyên được đặt làm tên cho một khách sạn lớn nhất TP
này ). Ít ai biết Long Xuyên chính là nơi khai sinh ra nền nghệ thuật
hát cải lương của miền Nam. Tháng 7 năm 1917 đã xuất hiện một buổi hát
thử nghiệm bộ môn cải lương tại Long Xuyên do sáng kiến của nhà giáo,
nhà văn nỗi tiếng thời bấy giờ là ông Hồ Biểu Chánh ( Xuất hiện sớm hơn
buổi hát cải lương thử nghiệm tại rạp E-Den Sài Gòn 2 tháng – tài liệu
tìm thấy trên internet ). Năm 1919 tại Long Xuyên đã diễn vở cải lương
đầu tiên mang tên “ Ô Thước “ của tác giả là tổng đốc An Hà Cao Hữu Dực,
do đoàn Sĩ Đồng Ban trình diễn
Trước năm 2000, tôi chỉ biết Long Xuyên qua bản đồ nước Việt,
những chuyến đi công tác thiện nguyện sau này giúp tôi biết đến và gần
gủi với Long Xuyên. Không ồn ào, náo nhiệt và xôi động như Sài Gòn, cũng
không yên tĩnh thơ mộng như Đà Lạt….Long Xuyên có không khí thanh bình
cho dù đường phố vẫn đông người và xe cộ.
Có một người bạn định cư ở Hoa Kỳ nói với tôi: “ Ở Mỹ sống ở
Seattle là sướng nhất vì nơi đây môi trường tốt, phúc lợi xã hội tốt và
có nhiều cơ sở thiện nguyện, có cửa hàng, siêu thị free…” . Tôi chưa bao
giờ đến đất Mỹ, nhưng tôi tin lời người bạn và sống ở VN tôi có thể nói
: Ở Việt Nam sống ở Long Xuyên sướng nhất vì môi trường tốt, người dân
nhân hậu và cơ sở từ thiện… nhiều nhất nước!
Những lần đến Long Xuyên làm công tác thiện nguyện tôi luôn
được người dân địa phương hổ trợ nhiệt tình, chính các anh em là nguồn
cảm hứng cho tôi tiếp tục công việc. Nhân hậu, thật thà là đặc tính của
người miền Nam nói chung và của người Long Xuyên nói riêng. Giáo lý của
các đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Hòa Hảo đã tạo nên nếp suy
nghĩ, nếp sống của người Long Xuyên và đó là lý do vì sao cơ sở từ
thiện nơi đây nhiều nhất nước. Nói như vậy không có nghĩa người Long
Xuyên không có tư tưởng phóng khoáng, cấp tiến. Năm 1927 tại Long Xuyên
đã tổ chức cuộc đua xe đạp đầu tiên dành cho phụ nữ tại miền Nam. Tại
Việt Nam trong những năm thuộc thế kỷ 19, tư tưởng phong kiến còn rất
nặng nề, người phụ nữ còn nhiều điều chưa được bình đẳng với nam giới.
Năm 1916 tại Sài Gòn người phụ nữ đi xe đạp vẫn còn bị lên án, phê phán,
thế nên đua xe đạp dành cho phụ nữ tại Long Xuyên trong thời điểm năm
1927 là một cuộc cách mạng lớn.
Những lần đầu đến Long Xuyên, buổi tối Bửu thường chở tôi
trên chiếc Dream củ kỷ chạy loanh quanh thành phố. Hàng quán thức ăn
ngày hay đêm ở Long Xuyên đều… phong phú, đa số đều rất rẻ, đặc biệt
những quán chay. Trên con đường dẫn đến núi Sập có quán cháo, hủ tíu,
đâu hủ chiên giá rẻ không ngờ…Nhưng thường chúng tôi ăn ở quán chị Mỹ
Lan, ngày trước quán chị Mỹ Lan còn là một : “quán bụi” nằm trên lề
đường Trần Hưng Đạo trước cửa tịnh xá Ngọc Giang. Ngày nay quán chị Mỹ
Lan lên đời thành một quán khang trang, bề thế trên đường Hà Hoàng Hổ
Đêm Long Xuyên có quán chè bưởi, tàu hủ đá tấp nập người ở
cạnh hồ Nguyễn Du, bạn bè chúng tôi thường hay kéo đến đây, mấy năm
trước giá 1 ly chè có 500 đồng, bây giờ chắc lên 1000
( Hồ Nguyễn Du )
Hồ Nguyễn Du cùng với con sông chảy dưới hai cây cầu Hoàng
Diệu và Duy Tân tạo nên vẻ thanh bình mềm mại cho thành phố. Dưới chân
cầu hướng về phía Châu Đốc có công viên 8 tháng 3, giữa công viên có một
căn nhà cổ…căn nhà ấy mấy năm trước được Cường thuê làm căn tin bán
nước giải khát, đấy là “ trụ sở” họp bàn các vấn đề từ thiện của anh em .
( Công viên 8 / 3 )
Long Xuyên có một khu chợ nỗi trên sông, ngay cạnh bến phà An
Hòa. Từ bờ sông đến chợ nỗi hình thành một khu xóm nhỏ xác xơ, tiêu
điều… dập dềnh trên sóng nước
Chợ nỗi Long Xuyên bán nhiều thứ
Có cả cửa hàng bán xăng dầu
Nhưng chủ yếu vẫn là trái cây
Chợ nỗi Long Xuyên không thể sánh được với khu chợ nỗi của Thái Lan. Nơi đây không phải và cũng không thể trở thành khu du lịch
Có những buổi sáng sớm mưa dầm, thành phố ướt sũng hơi nước,
nhìn hàng bằng lăng đứng lặng lẽ bên đường … sao thấy bâng khuâng, sao
thấy thân thương cái không gian ấy
( Đình Mỹ Phước, trung tâm TP Long Xuyên, nơi thờ ông Nguyễn Hữu Cảnh )
Bây giờ không còn Bửu nữa nhưng những buổi sáng đi cafe Cường
vẫn chở tôi đi loanh quanh thành phố trước khi lên xe trở lại Sài Gòn.
Có sinh phải có tử, có hợp phải có tan…mai này nếu phải xa Long Xuyên có
lẽ tôi nhớ lắm…Nhớ những con đường gió lạnh buổi sớm mai, nhớ những con
sông hiền hòa mang nặng phù sa, nhớ hàng quán đêm đêm xao xác, nhớ
những gương mặt bạn bè khắc mãi trong tim…
Có tiếng chuông điện thoại reo, một người bạn từ Long Xuyên
gọi tới, à thì ra bạn báo diễn tiến việc sắp xếp chuyến đi Tịnh Biên
trong vài ngày tới. Cơn mưa thưa hạt từ lúc nào nhưng dòng sông trước
nhà vẫn dập dềnh con sóng mỗi lúc có xe chạy qua… Long Xuyên vẫn ở đó
không gần nhưng chẳng quá xa vì tôi biết mình sẽ trở lại nơi ấy trong
vài ngày sắp tới
Sưu tầm